Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người anh cả của QĐND Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thế giới kính trọng và suy tôn là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Lời Tuyên thệ trong Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại Cao Bằng, ngày 22/12/1944. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I - Quyết định thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1944). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp tại lễ duyệt binh lần đầu tiên ở Hà Nội, ngày 26/8/1945, ngay sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu)
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dự lễ thành lập Đại đoàn 308 Quân Tiên phong, ngày 28/8/1949 tại Đồn Đu, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), là đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi Chiến dịch biên giới, năm 1950. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng sau Chiến dịch biên giới năm 1950. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa Điện Biên Phủ lần cuối trước khi phát lệnh nổ súng tấn công. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị nữ thông tin và quân y (5/1973). (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (ngoài cùng bên trái), Đại tướng Văn Tiến Dũng (ngoài cùng bên phải). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đại biểu quân đội tại kỳ họp của Quốc hội khóa 6, sáng 2/7/1976. (Ảnh: Ngọc Khanh/TTXVN)
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mão (tháng 1/1975), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Đoàn Không quân Sao Đỏ. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đội bay vũ trụ quốc tế Xô-Việt trong lễ tiễn đoàn tại Hà Nội, chiều 6/9/1980. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Mc Namara, Trưởng đoàn Mỹ tham dự Hội thảo Việt-Mỹ 'Những cơ hội bị bỏ lỡ,' chiều 23/6/1997, tại Hà Nội. (Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN)
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Điện Biên từ 2-5/5/1984. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, những người dân bình dị đã đóng góp bằng tất cả những gì mình có. Tinh thần tất cả vì Điện Biên đã tạo động lực cho tiền tuyến vững tay súng chống giặc.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam” của Thiếu tướng-tiến sỹ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Sự kết hợp tác chiến giữa tiến công và phòng ngự là hình thức tác chiến mới, biểu hiện sự phát triển linh hoạt, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong trận quyết chiến Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải thốt lên: “Các cô không phải là người thường. Ở nơi như thế này, chỉ có gang thép mới trụ được” và đặt tên cho B3, Đoàn 559 là “Trung đội nữ công binh thép.”
Ngày 17/10/1947, giặc Pháp huy động 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ mở cuộc tiến công lớn lên Bắc Việt, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.