Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam

Chương trình triển lãm, biểu diễn nghệ thuật nằm trong khuôn khổ ‘’Festival Áo Dài Quảng Ninh 2022-Miền Di Sản, Tâm Thân An Tịnh’’ vừa được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm dưới chân núi Yên Tử.
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 1Chương trình triển lãm và biểu diễn nghệ thuật nằm trong khuôn khổ 'Festival Áo Dài Quảng Ninh 2022–Miền Di Sản, Tâm Thân An Tịnh' vừa được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm dưới chân núi Yên Tử. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 2Sự kiện mở màn với triển lãm về nghề sản xuất tơ tằm và sợi gai truyền thống để cho ra nhiều chất liệu vải đa dạng, sang trọng, mộc mạc và thấm đẫm cái tình của người Việt. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 3Một quy trình hoàn toàn thủ công được thể hiện qua từng kén tằm, cuộn tơ, thước vải,… bày biện trên chiếc nón lá, con thuyền gỗ hay khung tre bình dị, xen kẽ những bức tranh lụa về lịch sử áo dài qua hàng trăm năm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 4Các tác phẩm được trưng bày từ nay đến hết ngày 10/5, tại khu vực Gương Thiền - điểm dừng chân của mỗi du khách trên con đường hành hương lên núi Yên Tử. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 5Trong không gian tĩnh tại, mỗi người cảm nhận sâu hơn tình cảm và nét đẹp truyền thống đặc sắc riêng có của Việt Nam lưu truyền từ bao đời nay. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 6Đặc biệt, bên hồ Ngoạn Nguyệt, 15 bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế nổi tiếng Việt Nam như: Minh Hạnh, Cao Minh Tiến, Ngọc Hân, Huệ Thi, Trung Beret, cố nhà thiết kế Chula Diego… lấy cảm hứng từ câu chuyện về núi Yên Tử được trình diễn đầy nghệ thuật với khách mời đặc biệt là các đại sứ, phu nhân đại sứ và các thành viên trong gia đình, đại diện UNESCO và WHO tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 7Bộ sưu tập của cố nhà thiết kế Chula cùng khách mời là gia đình cố nhà thiết kế và Phó Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 8Bộ sưu tập của nhà thiết kế Cao Minh Tiến cùng khách mời là gia đình đại sứ EU tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 9Bộ sưu tập của nhà thiết kế Ngọc Hân cùng khách mời là phu nhân đại sứ Mexico tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 10Bộ sưu tập của nhà thiết kế Trung Beret cùng khách mời là đại sứ Morocco tại Việt Nam và phu nhân. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 11Bộ sưu tập của nhà thiết kế Thanh Thúy cùng khách mời là gia đình đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 12Bộ sưu tập của nhà thiết kế Thanh Thúy cùng khách mời là gia đình đại sứ Italy tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 13Hiện tại, Áo dài Việt Nam đang được xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; tỉnh Quảng Ninh cũng đang xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Yên Tử là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 14Chương trình quy tụ hơn 300 diễn viên, nghệ sỹ, người mẫu nổi tiếng, khách mời trình diễn áo dài, vũ đạo cùng hiệu ứng ánh sáng kết hợp với ca từ đầy chất thiền. Qua đó, vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống, khí trời Yên Tử, của những di sản văn hóa tinh thần thêm phần sống động trong mỗi người Việt Nam và trong mắt các bạn bè quốc tế. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 15Bộ sưu tập của nhà thiết kế Trần Thiện Khánh cùng khách mời là đại sứ Palestine tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 16Bộ sưu tập của nhà thiết kế Trịnh Thị Bích Thủy cùng khách mời là đại sứ Peru tại Việt Nam và gia đình ông. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 17Bộ sưu tập của nhà thiết kế Huệ Thi cùng khách mời là đại sứ Argentina tại Việt Nam và phu nhân. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 18Sau thành công của sự kiện mở màn của chương trình 'Festival Áo dài Quảng Ninh 2022-Miền Di sản' tại Yên Tử, sự kiện tiếp theo sẽ diễn ra vào tối 29/4 và 1/5 tại bờ biển Vịnh Bái Tử Long với sự tham gia của nhà thiết kế Minh Hạnh cùng nhiều nhà thiết kế và hàng trăm ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng trong cả nước. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 19Đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Christian Manhart chia sẻ cảm nhận về áo dài. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 20Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, ông Kidong Park và gia đình. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 21Các bác sỹ của WHO tại Việt Nam cũng tham gia trình diễn. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 22Các bác sỹ của WHO tại Việt Nam cũng tham gia trình diễn.(Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 23Bộ sưu tập của nhà thiết kế Minh Hạnh cùng phu nhân đại sứ Anh tại Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 24Theo sử sách, Yên Tử vốn là một trong ‘tứ địa linh’ của Việt Nam. Núi càng linh thiêng hơn khi có các đạo sỹ, cao tăng, thánh hiền đến đây tu tập, bồi đắp thêm truyền thống, tinh thần và năng lượng chánh đạo. Từ thế kỷ 3 trước Công nguyên, có đạo sỹ tên là An Kỳ Sinh lên núi tu tiên, chữa bệnh cứu người. Người xưa tôn kính gọi ông là An Tử và gọi núi là An Tử Sơn, tức núi Yên Tử ngày nay. Thời Lý, có thiền sư Hiện Quang vào sâu trong núi Yên Tử kết cỏ lập am tranh, khai sơn chùa Hoa Yên, khơi nguồn mạch cho dòng thiền Yên Tử, được tiếp nối bởi quốc sư Đạo Viên, quốc sư Đại Đăng, thiền sư Tiêu Dao, thiền sư Huệ Tuệ… cho đến tận ngày nay. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 25Yên Tử càng trở nên đặc biệt linh thiêng từ thế kỷ 13, khi đức vua anh minh Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Yên Tử tu hành, giác ngộ Phật, trở thành vị hoàng đế duy nhất đắc quả vị Phật. Ngài sáng lập và trở thành Sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền mang đậm bản sắc Việt. Từ đó, Yên Tử trở thành thánh địa Phật giáo Đại Việt và là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đại sứ nhiều quốc gia cùng trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam ảnh 26Sự kiện tiếp theo của chương trình sẽ diễn ra vào tối ngày 29/4 và 1/5 tại bờ biển Vịnh Bái Tử Long. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục