Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) vừa quyết định cấm nhập khẩu gạo từ Trung Quốc đại lục nhằm ngăn chặn gạo nhiễm độc kim loại nặng cadmium từ đại lục xâm nhập vào vùng lãnh thổ này.
Mạng tin oryza.com dẫn lời đại diện của Cơ quan Nông nghiệp và Lương thực Đài Loan nói "Đài Loan đã cấm nhập khẩu gạo từ Trung Quốc."
Hiện tại, Đài Loan “đang xem xét tất cả các lô gạo nhập khẩu” và “chỉ những lô gạo nào đáp ứng tiêu chuẩn an toàn mới được phép” đi vào vùng lãnh thổ này.
Theo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Đài Loan, hàm lượng kim loại nặng cadmium được phép trong gạo phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 ppm.
Cách đây khoảng một tháng, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã phát hiện các mẫu gạo nhiễm kim loại nặng cadmium trong nhiều nhà hàng và cửa hàng ở thành phố Quảng Châu. Đây là kết quả của cuộc kiểm tra định kỳ hàng quý của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Quảng Châu.
[Gạo nhiễm độc, dân Trung Quốc quay sang gạo Thái]
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn tin từ Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Quảng Châu cho biết có tới 8 trong số 18 mẫu gạo được xét nghiệm trong các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên hàng quý có hàm lượng kim loại nặng cadmium cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
Hàm lượng cadmium trong các mẫu gạo này là từ 0,21 đến 0,4 milligram/kg gạo, cao hơn so với giới hạn cho phép ở Trung Quốc (0,2 milligram/kg).
Người ta tin rằng số gạo nhiễm cadmium này có xuất xứ từ tỉnh Hồ Nam - vựa lúa gạo chủ chốt của Trung Quốc. Sau khi thông tin trên được công bố, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Philippines, đã tăng cường kiểm tra gạo nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cũng theo vị đại diện của Cơ quan Nông nghiệp và Lương thực Đài Loan, gạo do vùng lãnh thổ này sản xuất không bị nhiễm độc chì như một số phương tiện truyền thông đã đưa tin trước đó.
Hàm lượng chì được phép trong gạo ở Đài Loan phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 ppm, và hoạt động kiểm tra đối với các loại kim loại nặng trong lúa gạo và các sản phẩm từ gạo được tiến hành trong suốt cả năm.
Hồi giữa tháng 4, các nhà khoa học của Trường Đại học Monmouth, bang New Jersey (Mỹ), do tiến sỹ Tsanangurayi Tongesayi lãnh đạo khẳng định họ đã phát hiện gạo trắng nhập khẩu từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Đài Loan, vào nước này có chứa chì với nồng độ cao, có thể gây ra các nguy cơ cho sức khỏe con người, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với các tác động của chì.
Trong số gạo nhập khẩu vào Mỹ, nồng độ chì trong gạo nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc cao nhất. Tiếp đó, các mẫu gạo nhập khẩu từ Cộng hòa Séc, Bhutan, Italy, Ấn Độ và Thái Lan bị nhiễm độc chì với nồng độ cao một cách đáng kể./.
Mạng tin oryza.com dẫn lời đại diện của Cơ quan Nông nghiệp và Lương thực Đài Loan nói "Đài Loan đã cấm nhập khẩu gạo từ Trung Quốc."
Hiện tại, Đài Loan “đang xem xét tất cả các lô gạo nhập khẩu” và “chỉ những lô gạo nào đáp ứng tiêu chuẩn an toàn mới được phép” đi vào vùng lãnh thổ này.
Theo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Đài Loan, hàm lượng kim loại nặng cadmium được phép trong gạo phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 ppm.
Cách đây khoảng một tháng, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã phát hiện các mẫu gạo nhiễm kim loại nặng cadmium trong nhiều nhà hàng và cửa hàng ở thành phố Quảng Châu. Đây là kết quả của cuộc kiểm tra định kỳ hàng quý của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Quảng Châu.
[Gạo nhiễm độc, dân Trung Quốc quay sang gạo Thái]
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn tin từ Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Quảng Châu cho biết có tới 8 trong số 18 mẫu gạo được xét nghiệm trong các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên hàng quý có hàm lượng kim loại nặng cadmium cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
Hàm lượng cadmium trong các mẫu gạo này là từ 0,21 đến 0,4 milligram/kg gạo, cao hơn so với giới hạn cho phép ở Trung Quốc (0,2 milligram/kg).
Người ta tin rằng số gạo nhiễm cadmium này có xuất xứ từ tỉnh Hồ Nam - vựa lúa gạo chủ chốt của Trung Quốc. Sau khi thông tin trên được công bố, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Philippines, đã tăng cường kiểm tra gạo nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cũng theo vị đại diện của Cơ quan Nông nghiệp và Lương thực Đài Loan, gạo do vùng lãnh thổ này sản xuất không bị nhiễm độc chì như một số phương tiện truyền thông đã đưa tin trước đó.
Hàm lượng chì được phép trong gạo ở Đài Loan phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 ppm, và hoạt động kiểm tra đối với các loại kim loại nặng trong lúa gạo và các sản phẩm từ gạo được tiến hành trong suốt cả năm.
Hồi giữa tháng 4, các nhà khoa học của Trường Đại học Monmouth, bang New Jersey (Mỹ), do tiến sỹ Tsanangurayi Tongesayi lãnh đạo khẳng định họ đã phát hiện gạo trắng nhập khẩu từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Đài Loan, vào nước này có chứa chì với nồng độ cao, có thể gây ra các nguy cơ cho sức khỏe con người, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với các tác động của chì.
Trong số gạo nhập khẩu vào Mỹ, nồng độ chì trong gạo nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc cao nhất. Tiếp đó, các mẫu gạo nhập khẩu từ Cộng hòa Séc, Bhutan, Italy, Ấn Độ và Thái Lan bị nhiễm độc chì với nồng độ cao một cách đáng kể./.
Linh Đào (TTXVN)