Chiều 5/1 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội nhấn mạnh, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là sự kiện trọng đại của đất nước được tổ chức thành công đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô Hà Nội và đất nước đối với nhân dân và bạn bè quốc tế.
Đại lễ được tổ chức xứng đáng với tầm vóc 1.000 năm lịch sử của Thăng Long-Hà Nội, tôn vinh được khí phách hào hùng của dân tộc ta, tôn vinh được truyền thống văn hiến của Thủ đô 1000 năm tuổi.
Các công trình nghiên cứu, các tác phẩm về đề tài 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là sự kết tinh những tinh hoa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, lịch sử... của các nhà nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử, các nghệ nhân, văn nghệ sỹ, đồng bào Thủ đô, đồng bào chiến sỹ cả nước, kiều bào ở nước ngoài… và đã để lại nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất thiết thực phục vụ cuộc sống của đồng bào Thủ đô và nhân dân cả nước.
Phó Thủ tướng đánh giá cao sự tham gia của các bộ, ban, ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và đại sứ quán các nước tại Việt Nam... đã góp phần tạo nên thành công Đại lễ; đồng thời nhấn mạnh, Đại lễ thành công trước hết là do có sự đồng thuận của nhân dân cả nước, là tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội.
Phó Thủ tướng đề nghị, để tiếp nối thành công của Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, các bộ, ban, ngành cần tiếp tục tổng kết, đánh giá để phát huy được giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thành phố Hà Nội cần tập hợp, sưu tập thành bộ những di sản văn hóa phi vật thể về Hà Nội.
Các cơ quan chức năng cần lên kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị của những công trình đã được tôn vinh; đồng thời tiếp tục hoàn thành các công trình còn dở dang với chất lượng tốt hơn. Hà Nội cần có kế hoạch xây dựng Thủ đô xứng đáng với truyền thống 1000 năm văn hiến ngay sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết Hà Nội.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu đánh giá cao công tác chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng như kết quả thành công của Đại lễ.
Thông qua Đại lễ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của Thăng Long-Hà Nội qua 1.000 năm lịch sử: văn hiến-anh hùng-hòa bình và hữu nghị được tôn vinh, mang tầm quốc gia và quốc tế. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của 1000 năm Thăng Long-Hà Nội nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung đã được tôn vinh, phát huy, nâng tầm lên một bước mới.
Thông qua các hoạt động kỷ niệm, đã bồi đắp, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng tin yêu Đảng và chế độ của mọi tầng lớp nhân dân. Các công trình văn hóa, xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật với quy mô lớn, ý nghĩa kinh tế, xã hội cao được hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp Đại lễ đã góp phần tăng tính hiện đại, khang trang nhưng vẫn mang chiều sâu văn hóa, lịch sử của Thủ đô và đất nước.
Đặc biệt, các hoạt động kỷ niệm đã góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, mọi người con dân tộc Việt Nam đều hướng về Thủ đô và đất nước thân yêu. Việc tổ chức Đại lễ đã góp phần quảng bá giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô và đất nước đối với bạn bè quốc tế.../.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội nhấn mạnh, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là sự kiện trọng đại của đất nước được tổ chức thành công đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô Hà Nội và đất nước đối với nhân dân và bạn bè quốc tế.
Đại lễ được tổ chức xứng đáng với tầm vóc 1.000 năm lịch sử của Thăng Long-Hà Nội, tôn vinh được khí phách hào hùng của dân tộc ta, tôn vinh được truyền thống văn hiến của Thủ đô 1000 năm tuổi.
Các công trình nghiên cứu, các tác phẩm về đề tài 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là sự kết tinh những tinh hoa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, lịch sử... của các nhà nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử, các nghệ nhân, văn nghệ sỹ, đồng bào Thủ đô, đồng bào chiến sỹ cả nước, kiều bào ở nước ngoài… và đã để lại nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất thiết thực phục vụ cuộc sống của đồng bào Thủ đô và nhân dân cả nước.
Phó Thủ tướng đánh giá cao sự tham gia của các bộ, ban, ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và đại sứ quán các nước tại Việt Nam... đã góp phần tạo nên thành công Đại lễ; đồng thời nhấn mạnh, Đại lễ thành công trước hết là do có sự đồng thuận của nhân dân cả nước, là tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội.
Phó Thủ tướng đề nghị, để tiếp nối thành công của Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, các bộ, ban, ngành cần tiếp tục tổng kết, đánh giá để phát huy được giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thành phố Hà Nội cần tập hợp, sưu tập thành bộ những di sản văn hóa phi vật thể về Hà Nội.
Các cơ quan chức năng cần lên kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị của những công trình đã được tôn vinh; đồng thời tiếp tục hoàn thành các công trình còn dở dang với chất lượng tốt hơn. Hà Nội cần có kế hoạch xây dựng Thủ đô xứng đáng với truyền thống 1000 năm văn hiến ngay sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết Hà Nội.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu đánh giá cao công tác chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng như kết quả thành công của Đại lễ.
Thông qua Đại lễ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của Thăng Long-Hà Nội qua 1.000 năm lịch sử: văn hiến-anh hùng-hòa bình và hữu nghị được tôn vinh, mang tầm quốc gia và quốc tế. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của 1000 năm Thăng Long-Hà Nội nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung đã được tôn vinh, phát huy, nâng tầm lên một bước mới.
Thông qua các hoạt động kỷ niệm, đã bồi đắp, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng tin yêu Đảng và chế độ của mọi tầng lớp nhân dân. Các công trình văn hóa, xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật với quy mô lớn, ý nghĩa kinh tế, xã hội cao được hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp Đại lễ đã góp phần tăng tính hiện đại, khang trang nhưng vẫn mang chiều sâu văn hóa, lịch sử của Thủ đô và đất nước.
Đặc biệt, các hoạt động kỷ niệm đã góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, mọi người con dân tộc Việt Nam đều hướng về Thủ đô và đất nước thân yêu. Việc tổ chức Đại lễ đã góp phần quảng bá giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô và đất nước đối với bạn bè quốc tế.../.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)