Đại hội XIII: Giới học giả đánh giá cao thành tựu kinh tế của Việt Nam

Theo báo cáo của IMF, năm 2020, GDP của Việt Nam cũng tăng 2,4%, một trong những mức tăng cao nhất giữa các nền kinh tế châu Á.
Đại hội XIII: Giới học giả đánh giá cao thành tựu kinh tế của Việt Nam ảnh 1May hàng xuất khẩu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Lộc, thị trấn Thới Lai (Cần Thơ). (Ảnh: TTXVN)

Tiến sỹ Pankaj Jha, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh, Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học toàn cầu OP Jindal, Ấn Độ, cho biết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kết đã kết thúc vào 2/2/2021 đã chỉ ra sự cần thiết phải đổi mới hơn nữa để phát triển kinh tế và đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hứa hẹn cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Vào năm 1986, quá trình Đổi Mới bắt đầu. Điều này mở đường cho những cải cách sâu rộng trong thị trường tài chính và sự thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước.

Trước Đại hội XIII của Đảng, từ năm 2016 đến năm 2020, nền kinh tế Việt Nam phát triển rất khởi sắc. Điều này thể hiện qua mức tăng trưởng 6,2% vào năm 2016 với sản phẩm công nghiệp và lĩnh vực xây dựng tăng đến 7,6%. Xu hướng này kéo dài trong năm năm tiếp theo.

Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai công cuộc chống tham nhũng mạnh mẽ vào năm 2016. Hành động này được đánh giá cao bởi các tổ chức quốc tế như WB. Điều này thể hiện thực tế rằng nền kinh tế trong nước có sức chống chịu tốt và xuất khẩu cũng tăng đáng kể từ năm 2016. Với công cuộc chống tham nhũng ấy, Việt Nam được đánh giá như một điểm đến đầu tư hấp dẫn và tiềm năng.

Theo báo cáo của IMF, trung bình trong năm năm từ 2016-2020, bình quân tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam dao động từ 6-7% và thậm chí năm 2020, GDP của Việt Nam cũng tăng 2,4%, một trong những mức tăng cao nhất giữa các nền kinh tế châu Á. Năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7% và lạm phát duy trì ở mức 3,8%. Điều này thể hiện rằng Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 và đã có những dấu hiệu phục hồi trong nước cũng như sự thúc đẩy thương mại từ các đối tác.

Thực tế, một trong những thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam là giảm thâm hụt ngân sách và thiết lập những hạn chế mới đối với những bảo lãnh chính phủ. Nợ công đã giảm xuống còn 55% từ mức 60% vào năm 2016. Việt Nam cũng triển khai các biện pháp để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại dưới sự quản lý của Chính phủ Việt Nam và đảm bảo Việt Nam Đồng được giữ trong mức ổn định.

[Nhà nghiên cứu Cuba đề cao bản lĩnh, sự sáng tạo của ĐCS Việt Nam]

Trong năm năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm lớn đến vấn đề thoái vốn khỏi những doanh nghiệp nhà nước lớn, đồng thời hiện đại hóa hệ thống tài chính tiền tệ.

Cuộc chiến chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (người xứng đáng với nhiệm kỳ năm năm lần thứ ba) đã mang đến những kết quả tốt. Năm 2016, dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng đã ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng mới, tập trung vào các cơ chế chống hoạt động rửa tiền.

Những thay đổi mang tính cấu trúc như vậy đã cải thiện điều kiện kinh tế người dân và đồng thời những cải cách kinh tế đã đem lại sân chơi công bằng hơn cho đầu tư khu vực tư nhân trong nước. Việc cắt giảm các quy trình thủ tục và sự vào cuộc mạnh của Chính phủ trong các vấn đề quản lý hành chính đã tạo điều kiện cho phát triển của khu vực tư nhân ở Việt Nam. Nhờ những đổi mới này, Việt Nam hiện trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu ở châu Á.

Đại hội XIII: Giới học giả đánh giá cao thành tựu kinh tế của Việt Nam ảnh 2Thu hoạch thanh long ở Bình Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Cùng với đó, trong năm năm qua, ta có thể thấy những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc cải thiện tính hiệu quả và củng cố các thể chế quản lý nhà nước. Đã có những thay đổi mang tính cấu trúc trong chính sách thuế và quản lý hành chính. Chính phủ đã áp các mức thuế môi trường cao hơn và nỗ lực hơn nữa để giảm nợ công. Điều này giúp tăng cường ngân sách thuế, giảm các khoản miễn trừ cũng như tăng tính minh bạch trong quản lý thuế.

Những nỗ lực của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cải thiện những điều kiện của thị trường và tạo ra sự linh động hơn trong tỉ giá hối đoái. Điều này giúp gia tăng dự trữ ngoại hối, bảo vệ nền minh tế Việt Nam khỏi những biến động tiền tệ.

Thực tế từ năm 2016, các ngân hàng đã bắt đầu cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ hộ gia đình vay vốn. Điều này đã làm gia tăng các khoản cho vay và đem lại sự ổn định tài chính. Việt Nam cũng hướng tới những tiêu chuẩn BASEL II trong lĩnh vực ngân hàng và nâng cấp hệ thống ngân hàng hiện có lên mức tiêu chuẩn quốc tế. Sự kiên định của Tổng Bí thư thể hiện Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự quan tâm về vấn đề lập pháp nhằm chống tham nhũng và quản lý chặt chẽ đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

GDP của Việt Nam cũng đã tăng từ mức 200 tỷ USD lên 300 tỷ USD vào năm 2020 trong khi thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.100 USD năm 2016 lên mức xấp xỉ 2.700 USD hiện nay. Mức tăng này tương đương với mức tăng trưởng 33% ở cả khía cạnh GDP và thu nhập bình quân đầu người.

Đến cuối năm 2020, theo báo cáo của WB, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc việc kiểm soát dịch COVID-19 và đang trên đà phục hồi. Thặng dư thương mại cũng như nguồn dự trữ ngoại hối cũng có những chuyển biến tích cực. Những tổn thất do sự sụt giảm nghiêm trọng của cả du lịch quốc tế và lượng kiều hối gửi về Việt Nam phần nào được xoa dịu nhờ hoạt động xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh.

Những thành tựu này càng phải được nhấn mạnh khi Việt Nam vừa phải chống chịu với những trận lũ lịch sử và các thảm họa thiên nhiên khác. Việt Nam cũng đang nỗ lực để đảm bảo đúng cam kết về mục tiêu giảm khí thải theo Hiệp định Paris. Việt Nam chính là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp định này. Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến thúc đẩy phát triển kinh tế và biến Việt Nam thành một điểm đến thay thế cho các nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á.

Năm 2019, gần ba năm sau công cuộc phòng chống tham nhũng. Nhu cầu trong nước cũng như các hoạt động sản xuất theo hướng xuất khẩu ở Việt Nam được đẩy mạnh. Trong khi đó, thế giới chứng kiến xu hướng suy thoái từ năm 2016 đến 2019; Việt Nam thực sự là một ngoại lệ. Dân số Việt Nam hiện ở mức 96 triệu người với gần 55% ở trong độ tuổi lao động dưới 35 tuổi và tầng lớp trung lưu tăng 13% đem đến một tương lai hứa hẹn cho nền kinh tế.

Các vấn đề môi trường cơ bản cần cải thiện đáng kể. Về khía cạnh cơ sở hạ tầng dịch vụ, nước sạch, bảo vệ trẻ em, Việt Nam làm rất tốt. Việt Nam đã đảm tốt quá trình đô thị hóa nhanh gắn với quản lý chất thải và giải quyết các vấn đề về môi trường.

Cách tiếp cận mang tầm nhìn chiến lược thể hiện rằng Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình và một quốc gia tầm trung ở khu vực Đông Nam Á./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục