Đại hội đồng Tổng Hội lần thứ II (lần thứ XV theo lịch sử Giáo Hội) của Hội truyền giáo Cơ Đốc Việt Nam đã chính thức khai mạc ngày 10/8 tại Nhà thờ Hội truyền giáo Cơ Đốc Phú Hòa, thôn Phú Hòa, xã Hoà Nhơn, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng).
Tham dự Đại hội đồng có khoảng gần 700 đại biểu là mục sư, mục sư ủy nhiệm, truyền đạo, trưởng điểm nhóm thuộc 14 tỉnh, thành phố. Đại hội đồng diễn ra trong hai ngày 10 và 11/8 với những nội chung chính là bồi linh, báo cáo công tác nhiệm kỳ 20007- 2011, bầu Ban Trị sự Tổng hội, thông qua kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ 2011- 2015.
Ông Bùi Thanh Hà, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ và đại diện Ban Dân vận, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã tới dự.
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Bùi Thanh Hà, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định trong qúa trình hoạt động, chức sắc, tín hữu của Hội thánh đã cùng với tín đồ, chức sắc các tôn giáo và nhân dân cả nước tích cực tham gia lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa mới, hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện nhân đạo, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ông Hà bày tỏ mong muốn chức sắc, tín đồ của Hội thánh tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được làm cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam ngày càng gắn bó với dân tộc, với đất nước Việt Nam.
Báo cáo tình hình hoạt động của Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011, Hội trưởng, Mục sư Nguyễn Tợi cho biết thời gian qua, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để Giáo hội tồn tại và phát triển...Song song với công tác truyền giáo, đáp ứng sự kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, thực hiện chương trình hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo, học sinh bỏ học, nạn nhân chất độc da cam, thiên tai bão lụt..., Tổng hội giúp đỡ trên 200 triệu đồng, các Hội thánh còn quyên góp, thăm viếng các tín hữu gần 1.000 phần quà, mỗi phần 200.000đồng; xây dựng bếp lửa tình thương tại bệnh viện Quảng Ngãi mỗi tháng 2 lần; giúp đỡ xây 10 nhà tình thương, trị giá 15 triệu đồng/căn;...
Trong phương hướng của nhiệm kỳ mới (2011-2015), Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam vẫn sinh hoạt và hoạt động tôn giáo thuần tuý, tuân thủ pháp luật, với đường hướng "Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa và phục vụ dân tộc."
Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam thành lập ngày 1/9/1956 tại Đà Nẵng. Trước năm 1975, Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam hoạt động chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Bắc Tây Nguyên với trên 16.000 tín đồ, hơn 30 mục sư truyền đạo người Việt Nam và 11 giáo sỹ nước ngoài, 35 Hội thánh cơ sở, 20 cơ sở văn hoá xã hội (trong đó có 17 Hội thánh cơ sở với khoảng 12.000 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số).
Sau năm 1975, Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam vẫn tồn tại một cách độc lập. Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, ngày 1/9/2006, Ban Tôn giáo Chính phủ đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam.
Hiện nay, Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam có 3 nhà thờ đang hoạt động và 2 nhà thờ đang chuẩn bị xây dựng, cùng 83 nhà nguyện. Ngoài ra, còn có 283 điểm nhóm tại gia đã đăng ký và được chính quyền các địa phương xác nhận, đồng thời Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam đang lập đề án trình Thủ tướng Chính phủ xin mở trường "Thần học viện phúc âm" trên diện tích 6.000m2 đất do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp ở phía Nam cầu Cẩm Lệ, xã Hoà Châu, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng)./.
Tham dự Đại hội đồng có khoảng gần 700 đại biểu là mục sư, mục sư ủy nhiệm, truyền đạo, trưởng điểm nhóm thuộc 14 tỉnh, thành phố. Đại hội đồng diễn ra trong hai ngày 10 và 11/8 với những nội chung chính là bồi linh, báo cáo công tác nhiệm kỳ 20007- 2011, bầu Ban Trị sự Tổng hội, thông qua kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ 2011- 2015.
Ông Bùi Thanh Hà, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ và đại diện Ban Dân vận, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã tới dự.
Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Bùi Thanh Hà, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định trong qúa trình hoạt động, chức sắc, tín hữu của Hội thánh đã cùng với tín đồ, chức sắc các tôn giáo và nhân dân cả nước tích cực tham gia lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa mới, hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện nhân đạo, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ông Hà bày tỏ mong muốn chức sắc, tín đồ của Hội thánh tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được làm cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam ngày càng gắn bó với dân tộc, với đất nước Việt Nam.
Báo cáo tình hình hoạt động của Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011, Hội trưởng, Mục sư Nguyễn Tợi cho biết thời gian qua, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để Giáo hội tồn tại và phát triển...Song song với công tác truyền giáo, đáp ứng sự kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, thực hiện chương trình hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo, học sinh bỏ học, nạn nhân chất độc da cam, thiên tai bão lụt..., Tổng hội giúp đỡ trên 200 triệu đồng, các Hội thánh còn quyên góp, thăm viếng các tín hữu gần 1.000 phần quà, mỗi phần 200.000đồng; xây dựng bếp lửa tình thương tại bệnh viện Quảng Ngãi mỗi tháng 2 lần; giúp đỡ xây 10 nhà tình thương, trị giá 15 triệu đồng/căn;...
Trong phương hướng của nhiệm kỳ mới (2011-2015), Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam vẫn sinh hoạt và hoạt động tôn giáo thuần tuý, tuân thủ pháp luật, với đường hướng "Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa và phục vụ dân tộc."
Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam thành lập ngày 1/9/1956 tại Đà Nẵng. Trước năm 1975, Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam hoạt động chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Bắc Tây Nguyên với trên 16.000 tín đồ, hơn 30 mục sư truyền đạo người Việt Nam và 11 giáo sỹ nước ngoài, 35 Hội thánh cơ sở, 20 cơ sở văn hoá xã hội (trong đó có 17 Hội thánh cơ sở với khoảng 12.000 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số).
Sau năm 1975, Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam vẫn tồn tại một cách độc lập. Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, ngày 1/9/2006, Ban Tôn giáo Chính phủ đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam.
Hiện nay, Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam có 3 nhà thờ đang hoạt động và 2 nhà thờ đang chuẩn bị xây dựng, cùng 83 nhà nguyện. Ngoài ra, còn có 283 điểm nhóm tại gia đã đăng ký và được chính quyền các địa phương xác nhận, đồng thời Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam đang lập đề án trình Thủ tướng Chính phủ xin mở trường "Thần học viện phúc âm" trên diện tích 6.000m2 đất do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp ở phía Nam cầu Cẩm Lệ, xã Hoà Châu, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng)./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)