Ngày 19/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 đã nhất trí chương trình nghị sự toàn khóa với trên 124 đề mục tập trung vào 8 nhóm vấn đề quan trọng.
Nhóm vấn đề thứ nhất "Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài và phát triển bền vững" tập trung vào các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
Các vấn đề bao gồm thương mại, hệ thống tài chính quốc tế, nợ nước ngoài, toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực, phát triển xã hội, thể thao vì hòa bình và phát triển, văn hóa hòa bình, đối thoại giữa các nền văn minh, vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy trật tự con người, định cư con người, các thập kỷ Liên hợp quốc về giáo dục và phát triển bền vững, chống sốt rét ở các nước đang phát triển, chống mù chữ, tiến bộ của phụ nữ và Năm quốc tế người già.
Đặc biệt, năm nay trong nhóm chủ đề này, Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ sung đề mục "hài hòa với thiên nhiên."
Nhóm vấn đề thứ 2 "Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế" nhấn mạnh các vấn đề ngăn chặn xung đột vũ trang, loại trừ sử dụng các biện pháp kinh tế cưỡng bức đặc quyền như là sức ép chính trị và kinh tế, trao quyền độc lập cho các lãnh thổ vẫn còn là thuộc địa.
Nhóm vấn đề thứ 3 "Phát triển châu Phi" tập trung vào các nguyên nhân xung đột và thúc đẩy hòa bình lâu dài và phát triển bền vững ở châu Phi, tăng cường "Đối tác mới vì sự phát triển bền vững của châu lục Đen."
Nhóm vấn đề thứ 4 "Thúc đẩy quyền con người" nhấn mạnh việc loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc, bài ngoại, và bất khoan dung, thực hiện Tuyên bố và chương trình hành động Dubran về thúc đẩy nhân quyền.
Nhóm vấn đề thứ 5 là "Phối hợp hiệu quả các nỗ lực trợ giúp nhân đạo" nhấn mạnh việc tăng cường phối hợp trợ giúp nhân đạo và thảm họa thiên tai của Liên hợp quốc .
Nhóm vấn đề thứ 6 "Giải trừ quân bị" nhấn mạnh các vấn đề cấm thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, ngăn ngừa cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và trên vũ trụ, thiết lập các khu vực phi hạt nhân, quan hệ giữa giải trừ quân bị và phát triển, phát triển thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc tế.
Trong đó nhóm cũng đề cập "thúc đẩy công lý và luật quốc tế" nhấn mạnh đến trách nhiệm của các nước đối với các hành động tội phạm quốc tế…
Nhóm vấn đề thứ 7 "Kiểm soát ma túy, ngăn ngừa tội phạm và chống khủng bố quốc tế" dưới mọi hình thức.
Nhóm vấn đề thứ 8 là các vấn đề quản lý, tổ chức và các vấn đề khác của Liên hợp quốc trong đó nhấn mạnh cải tổ Liên hợp quốc, phối hợp giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực và quốc tế trên toàn cầu, chính sách đối ngoại và sức khỏe toàn cầu./.
Nhóm vấn đề thứ nhất "Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài và phát triển bền vững" tập trung vào các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
Các vấn đề bao gồm thương mại, hệ thống tài chính quốc tế, nợ nước ngoài, toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực, phát triển xã hội, thể thao vì hòa bình và phát triển, văn hóa hòa bình, đối thoại giữa các nền văn minh, vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy trật tự con người, định cư con người, các thập kỷ Liên hợp quốc về giáo dục và phát triển bền vững, chống sốt rét ở các nước đang phát triển, chống mù chữ, tiến bộ của phụ nữ và Năm quốc tế người già.
Đặc biệt, năm nay trong nhóm chủ đề này, Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ sung đề mục "hài hòa với thiên nhiên."
Nhóm vấn đề thứ 2 "Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế" nhấn mạnh các vấn đề ngăn chặn xung đột vũ trang, loại trừ sử dụng các biện pháp kinh tế cưỡng bức đặc quyền như là sức ép chính trị và kinh tế, trao quyền độc lập cho các lãnh thổ vẫn còn là thuộc địa.
Nhóm vấn đề thứ 3 "Phát triển châu Phi" tập trung vào các nguyên nhân xung đột và thúc đẩy hòa bình lâu dài và phát triển bền vững ở châu Phi, tăng cường "Đối tác mới vì sự phát triển bền vững của châu lục Đen."
Nhóm vấn đề thứ 4 "Thúc đẩy quyền con người" nhấn mạnh việc loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc, bài ngoại, và bất khoan dung, thực hiện Tuyên bố và chương trình hành động Dubran về thúc đẩy nhân quyền.
Nhóm vấn đề thứ 5 là "Phối hợp hiệu quả các nỗ lực trợ giúp nhân đạo" nhấn mạnh việc tăng cường phối hợp trợ giúp nhân đạo và thảm họa thiên tai của Liên hợp quốc .
Nhóm vấn đề thứ 6 "Giải trừ quân bị" nhấn mạnh các vấn đề cấm thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, ngăn ngừa cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và trên vũ trụ, thiết lập các khu vực phi hạt nhân, quan hệ giữa giải trừ quân bị và phát triển, phát triển thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc tế.
Trong đó nhóm cũng đề cập "thúc đẩy công lý và luật quốc tế" nhấn mạnh đến trách nhiệm của các nước đối với các hành động tội phạm quốc tế…
Nhóm vấn đề thứ 7 "Kiểm soát ma túy, ngăn ngừa tội phạm và chống khủng bố quốc tế" dưới mọi hình thức.
Nhóm vấn đề thứ 8 là các vấn đề quản lý, tổ chức và các vấn đề khác của Liên hợp quốc trong đó nhấn mạnh cải tổ Liên hợp quốc, phối hợp giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực và quốc tế trên toàn cầu, chính sách đối ngoại và sức khỏe toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)