Vấn đề cải tổ Liên hợp quốc đã trở thành chủ đề nổi bật tại các cuộc thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65 trong ba ngày qua.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng và cơ chế gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Họ cho rằng Liên hợp quốc là tổ chức đa phương duy nhất có thể đối đầu với những thách thức toàn cầu, những thảm họa thiên nhiên và giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, do đó Liên hợp quốc và các cơ quan chủ chốt thuộc tổ chức cần thích nghi với nhịp độ thay đổi của tình hình thực tiễn quốc tế. Điều quan trọng là việc cải tổ Liên hợp quốc phải giúp tăng cường sức mạnh để thực hiện được các mục tiêu mà nhân loại đã ủy thác.
Liên hợp quốc phải là diễn đàn mà tất cả các nước, kể cả các nước nhỏ và trung bình, đều có tiếng nói để giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo châu Á và châu Phi cho rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc, phải được cải tổ để đảm bảo có thể xử lý hiệu quả các vấn đề toàn cầu đa dạng, phức tạp và quan trọng nhất.
Các thành viên Liên hợp quốc cần hành động tích cực để thúc đẩy tiến trình cải tổ Liên hợp quốc và Liên hợp quốc cũng cần đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm.
Các nhà lãnh đạo châu Phi nhấn mạnh từ chỗ chỉ có 51 nước thành viên năm 1945, hiện số thành viên Liên hợp quốc đã lên tới 192, nhưng cơ cấu Hội đồng Bảo an hầu như không thay đổi.
Hội đồng Bảo an phải được mở rộng để mang tính đại diện hơn của các khu vực và sự nổi lên của các cường quốc mới.
Ngoài ra, Hội đồng Bảo an cũng cần cải tổ phương thức hoạt động để đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả. Các nước châu Phi xứng đáng được có đại diện thường trực trong Hội đồng Bảo an.
Các nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên hợp quốc cho rằng, mặc dù Liên hợp quốc đã có những cải tổ trong thời gian qua như thành lập Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UNWOMEN) để thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ lợi ích của phụ nữ, Ủy ban gìn giữ hòa bình để tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong gìn giữ và kiến tạo hòa bình, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc để thúc đầy và bảo vệ quyền con người, song việc mở rộng Hội đồng Bảo an, tăng cường quyền lực của Đại hội đồng Liên hợp quốc hiện đang là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo dân chủ trong hoạt động của Hội đồng và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể thực hiện đầy đủ vai trò then chốt trong việc tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề của thời đại./.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng và cơ chế gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Họ cho rằng Liên hợp quốc là tổ chức đa phương duy nhất có thể đối đầu với những thách thức toàn cầu, những thảm họa thiên nhiên và giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, do đó Liên hợp quốc và các cơ quan chủ chốt thuộc tổ chức cần thích nghi với nhịp độ thay đổi của tình hình thực tiễn quốc tế. Điều quan trọng là việc cải tổ Liên hợp quốc phải giúp tăng cường sức mạnh để thực hiện được các mục tiêu mà nhân loại đã ủy thác.
Liên hợp quốc phải là diễn đàn mà tất cả các nước, kể cả các nước nhỏ và trung bình, đều có tiếng nói để giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo châu Á và châu Phi cho rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc, phải được cải tổ để đảm bảo có thể xử lý hiệu quả các vấn đề toàn cầu đa dạng, phức tạp và quan trọng nhất.
Các thành viên Liên hợp quốc cần hành động tích cực để thúc đẩy tiến trình cải tổ Liên hợp quốc và Liên hợp quốc cũng cần đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm.
Các nhà lãnh đạo châu Phi nhấn mạnh từ chỗ chỉ có 51 nước thành viên năm 1945, hiện số thành viên Liên hợp quốc đã lên tới 192, nhưng cơ cấu Hội đồng Bảo an hầu như không thay đổi.
Hội đồng Bảo an phải được mở rộng để mang tính đại diện hơn của các khu vực và sự nổi lên của các cường quốc mới.
Ngoài ra, Hội đồng Bảo an cũng cần cải tổ phương thức hoạt động để đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả. Các nước châu Phi xứng đáng được có đại diện thường trực trong Hội đồng Bảo an.
Các nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên hợp quốc cho rằng, mặc dù Liên hợp quốc đã có những cải tổ trong thời gian qua như thành lập Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UNWOMEN) để thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ lợi ích của phụ nữ, Ủy ban gìn giữ hòa bình để tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong gìn giữ và kiến tạo hòa bình, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc để thúc đầy và bảo vệ quyền con người, song việc mở rộng Hội đồng Bảo an, tăng cường quyền lực của Đại hội đồng Liên hợp quốc hiện đang là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo dân chủ trong hoạt động của Hội đồng và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể thực hiện đầy đủ vai trò then chốt trong việc tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề của thời đại./.
(TTXVN/Vietnam+)