Ngày 15/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ 12 nhiệm kỳ 2011-2015 đã khai mạc tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với sự tham dự của 320 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 11.000 đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh. Đây là Đại hội thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo Chính trị của Đảng bộ và nêu rõ sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2006-2010, kinh tế của Ninh Thuận đã có chiều hướng phát triển khá rõ nét, tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ tương đối cao (10,4% so với 11-12% của Nghị quyết Đại hội đề ra).
Một số lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá; việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội đã có sự chuyển biến; văn hóa, xã hội có bước tiến bộ, chất lượng giáo dục có bước vươn lên; đời sống nhân dân được nâng lên, đặc biệt là của đồng bào nông thôn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số...
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có chuyển biến rõ rệt; tổ chức bộ máy của cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp được củng cố, kiện toàn kịp thời. Công tác dân vận, mặt trận, đoàn thể và hội quần chúng được tăng cường, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và phát huy...
Ông Hồ Đức Việt cũng đã chỉ rõ nhiều vấn đề khó khăn tỉnh Ninh Thuận cần phải tiếp tục giải quyết như kinh tế của tỉnh còn kém phát triển, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nghèo; môi trường đầu tư chậm được cải thiện, còn kém sức cạnh tranh; cơ sở hạ tầng ngành du lịch chưa được đầu tư đúng mức; tổng vốn đầu tư toàn xã hội có cố gắng nhưng hiệu quả còn thấp, chưa có sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và có giá trị cao trên thị trường.
Về văn hóa-xã hội, nhìn chung có nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, các chương trình mục tiêu trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào miền núi chưa được tập trung chỉ đạo, tỷ lệ giải ngân đạt thấp.
Công tác xây dựng Đảng còn nhiều khó khăn như thực hiện tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chưa thật thẳng thắn ở một số nơi; tình trạng nể nang né tránh, ngại va chạm vẫn còn không ít; một số đảng viên mắc khuyết điểm chậm được xử lý; cá biệt có cấp ủy đảng chưa thật sự đoàn kết... cần được rút kinh nghiệm kịp thời. Phương thức lãnh đạo của một số cấp ủy đảng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, vẫn còn tình trạng có việc buông lỏng, có lúc bao biện làm thay.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt phân tích và chỉ rõ, đối với đồng bào nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh phải lo nhiều hơn; việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn sẽ là cơ hội tạo ra bước đột phá cho Ninh Thuận đi lên.
Định hướng, bước đi trong tương lai của Ninh Thuận đã rõ, nhưng đầu tư cho công nghiệp, du lịch, dịch vụ đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, nhân lực đã qua đào tạo, phải có thời gian triển khai dài hơi. Vì vậy, trong 5 năm tới, kinh tế nông-ngư-lâm nghiệp của tỉnh vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2006-2010 trình bày tại Đại hội cho biết, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh bình quân đạt 10,4%/năm (mục tiêu 11-12%/năm), qui mô nền kinh tế tăng 1,64 lần so năm 2005.
Tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 18.180 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,7 triệu đồng, tăng 2,4 lần so năm 2005; giải quyết việc làm mới hơn 70.000 người, trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 đạt 98%, bình quân mỗi năm kết nạp 750 đảng viên mới.../.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo Chính trị của Đảng bộ và nêu rõ sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2006-2010, kinh tế của Ninh Thuận đã có chiều hướng phát triển khá rõ nét, tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ tương đối cao (10,4% so với 11-12% của Nghị quyết Đại hội đề ra).
Một số lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá; việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội đã có sự chuyển biến; văn hóa, xã hội có bước tiến bộ, chất lượng giáo dục có bước vươn lên; đời sống nhân dân được nâng lên, đặc biệt là của đồng bào nông thôn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số...
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có chuyển biến rõ rệt; tổ chức bộ máy của cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp được củng cố, kiện toàn kịp thời. Công tác dân vận, mặt trận, đoàn thể và hội quần chúng được tăng cường, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và phát huy...
Ông Hồ Đức Việt cũng đã chỉ rõ nhiều vấn đề khó khăn tỉnh Ninh Thuận cần phải tiếp tục giải quyết như kinh tế của tỉnh còn kém phát triển, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nghèo; môi trường đầu tư chậm được cải thiện, còn kém sức cạnh tranh; cơ sở hạ tầng ngành du lịch chưa được đầu tư đúng mức; tổng vốn đầu tư toàn xã hội có cố gắng nhưng hiệu quả còn thấp, chưa có sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và có giá trị cao trên thị trường.
Về văn hóa-xã hội, nhìn chung có nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, các chương trình mục tiêu trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào miền núi chưa được tập trung chỉ đạo, tỷ lệ giải ngân đạt thấp.
Công tác xây dựng Đảng còn nhiều khó khăn như thực hiện tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chưa thật thẳng thắn ở một số nơi; tình trạng nể nang né tránh, ngại va chạm vẫn còn không ít; một số đảng viên mắc khuyết điểm chậm được xử lý; cá biệt có cấp ủy đảng chưa thật sự đoàn kết... cần được rút kinh nghiệm kịp thời. Phương thức lãnh đạo của một số cấp ủy đảng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, vẫn còn tình trạng có việc buông lỏng, có lúc bao biện làm thay.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt phân tích và chỉ rõ, đối với đồng bào nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh phải lo nhiều hơn; việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn sẽ là cơ hội tạo ra bước đột phá cho Ninh Thuận đi lên.
Định hướng, bước đi trong tương lai của Ninh Thuận đã rõ, nhưng đầu tư cho công nghiệp, du lịch, dịch vụ đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, nhân lực đã qua đào tạo, phải có thời gian triển khai dài hơi. Vì vậy, trong 5 năm tới, kinh tế nông-ngư-lâm nghiệp của tỉnh vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2006-2010 trình bày tại Đại hội cho biết, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh bình quân đạt 10,4%/năm (mục tiêu 11-12%/năm), qui mô nền kinh tế tăng 1,64 lần so năm 2005.
Tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 18.180 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,7 triệu đồng, tăng 2,4 lần so năm 2005; giải quyết việc làm mới hơn 70.000 người, trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 đạt 98%, bình quân mỗi năm kết nạp 750 đảng viên mới.../.
Nguyễn Đức Ánh (TTXVN/Vietnam+)