Những ngày cuối tháng 7, Thủ đô Hà Nội chào đón Ngày hội lớn của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn quốc - Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI.
950 đại biểu đại diện cho hơn 7,9 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước đã về dự đại hội mang theo niềm tin và những kỳ vọng của cán bộ, công nhân viên chức lao động cả nước.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Trần Văn Thực bày tỏ vinh dự và tự hào khi đại diện cho hơn 1,5 triệu công nhân, viên chức người lao động Thủ đô tham dự Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
Tinh thần Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã truyền cho người lao động Thủ đô khí thế mới, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng nỗ lực thi đua trên tất cả các lĩnh vực, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Qua Đại hội, ông Trần Văn Thực mong muốn các cấp công đoàn từ trung ương đến cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động.
Ông Thực cũng đề nghị Nhà nước xây dựng, ban hành cơ chế chính sách đồng bộ, khả thi, tập trung giải quyết những bức xúc, cấp bách hiện nay đối với công nhân như tiền lương, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe, các thiết chế văn hóa…
Từ khúc ruột miền Trung, bà Ngô Thị Kim Ngọc, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi mang đến Đại hội XI Công đoàn Việt Nam những trăn trở của người lao động, đặc biệt là những ngư dân đang ngày đêm đối mặt với khó khăn, hiểm nguy trong hành trình tìm kế mưu sinh.
[Gần 1.000 đại biểu dự Đại hội Công đoàn lần thứ XI]
Qua Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, thay mặt ngư dân Quảng Ngãi, bà Ngô Thị Kim Ngọc đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ thêm kinh phí cho việc thành lập và hoạt động của các Nghiệp đoàn nghề cá; đồng thời có cơ chế hỗ trợ ngư dân khi bị rủi ro, hoạn nạn, chia sẻ bớt khó khăn để bà con yên tâm ra khơi bám biển làm ăn sinh sống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Vinh dự và tự hào khi đại diện cho công nhân, viên chức người lao động tỉnh Lâm Đồng tham dự Đại hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Minh Hùng cho biết tham dự Đại hội, ông quan tâm đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Qua Đại hội, ông Nguyễn Minh Hùng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết liệt hơn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, đặc biệt là kỹ năng tuyên truyền, thương lượng và giải quyết mâu thuẫn tại doanh nghiệp, những vấn đề mới phát sinh, tránh để xảy ra dừng việc tập thể.
Các cấp công đoàn tiếp tục triển khai tốt hơn Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), trong đó mục tiêu trước mắt là tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của người lao động như việc làm, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, nhà ở cho công nhân lao động thu nhập thấp, nhà trẻ cho con em công nhân vùng sâu vùng xa…
Các thiết chế văn hóa cần được thiết lập ngay tại doanh nghiệp để người lao động được hưởng thụ trực tiếp, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ngay tại đơn vị, ông Hùng kiến nghị.
Đại diện cho công nhân lao động ngành dệt may Việt Nam tham dự Đại hội, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam Nguyễn Tùng Vân quan tâm đến vấn đề thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Qua Đại hội, ông đề nghị Nhà nước sớm ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế những tác động xấu đến giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến đời sống người lao động, có như vậy thỏa ước lao động tập thể mới thực sự phát huy được tác dụng...
Cho rằng “An cư mới lạc nghiệp”, chị Lê Thị Thịnh, công nhân trực tiếp sản xuất đến từ Công ty Liên doanh Việt Nhuận (cơ sở tại tỉnh Bình Dương) quan tâm đến vấn đề chăm lo đời sống, nhà ở của người lao động. Chị Thịnh mong muốn Đảng, Nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách cụ thể để địa phương, doanh nghiệp phát triển nhà ở cho công nhân.
Bên cạnh việc hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, người lao động cần được hỗ trợ để tiếp cận với vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn ưu đãi khác để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất. Chị Thịnh kiến nghị Nhà nước có chính sách cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân xây mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê…
Đại diện cho hơn 700 nghìn công nhân, viên chức, lao động tỉnh Đồng Nai tham dự Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi, Đồng Nai là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế, hàng chục khu công nghiệp lớn nhỏ được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động đã góp phần tạo việc làm cho hàng triệu lao động trong cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết người lao động tại Đồng Nai đều xuất thân từ nông thôn nên tác phong công nghiệp và kiến thức pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Do đó, công tác tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thường xuyên của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.
Ông đề nghị các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật, Luật Công đoàn và các chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bằng nhiều nội dung, hình thức phù hợp.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo, giao lưu giữa các cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ pháp luật của các tỉnh, thành phố trong cả nước để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm…
Với phương châm hành động “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn”, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ đáp ứng được niềm tin, mong mỏi, kỳ vọng của công nhân viên chức, người lao động trong cả nước./.
950 đại biểu đại diện cho hơn 7,9 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước đã về dự đại hội mang theo niềm tin và những kỳ vọng của cán bộ, công nhân viên chức lao động cả nước.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Trần Văn Thực bày tỏ vinh dự và tự hào khi đại diện cho hơn 1,5 triệu công nhân, viên chức người lao động Thủ đô tham dự Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
Tinh thần Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã truyền cho người lao động Thủ đô khí thế mới, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng nỗ lực thi đua trên tất cả các lĩnh vực, góp sức cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Qua Đại hội, ông Trần Văn Thực mong muốn các cấp công đoàn từ trung ương đến cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động.
Ông Thực cũng đề nghị Nhà nước xây dựng, ban hành cơ chế chính sách đồng bộ, khả thi, tập trung giải quyết những bức xúc, cấp bách hiện nay đối với công nhân như tiền lương, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe, các thiết chế văn hóa…
Từ khúc ruột miền Trung, bà Ngô Thị Kim Ngọc, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi mang đến Đại hội XI Công đoàn Việt Nam những trăn trở của người lao động, đặc biệt là những ngư dân đang ngày đêm đối mặt với khó khăn, hiểm nguy trong hành trình tìm kế mưu sinh.
[Gần 1.000 đại biểu dự Đại hội Công đoàn lần thứ XI]
Qua Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, thay mặt ngư dân Quảng Ngãi, bà Ngô Thị Kim Ngọc đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ thêm kinh phí cho việc thành lập và hoạt động của các Nghiệp đoàn nghề cá; đồng thời có cơ chế hỗ trợ ngư dân khi bị rủi ro, hoạn nạn, chia sẻ bớt khó khăn để bà con yên tâm ra khơi bám biển làm ăn sinh sống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Vinh dự và tự hào khi đại diện cho công nhân, viên chức người lao động tỉnh Lâm Đồng tham dự Đại hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Minh Hùng cho biết tham dự Đại hội, ông quan tâm đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Qua Đại hội, ông Nguyễn Minh Hùng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết liệt hơn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, đặc biệt là kỹ năng tuyên truyền, thương lượng và giải quyết mâu thuẫn tại doanh nghiệp, những vấn đề mới phát sinh, tránh để xảy ra dừng việc tập thể.
Các cấp công đoàn tiếp tục triển khai tốt hơn Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), trong đó mục tiêu trước mắt là tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của người lao động như việc làm, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, nhà ở cho công nhân lao động thu nhập thấp, nhà trẻ cho con em công nhân vùng sâu vùng xa…
Các thiết chế văn hóa cần được thiết lập ngay tại doanh nghiệp để người lao động được hưởng thụ trực tiếp, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ngay tại đơn vị, ông Hùng kiến nghị.
Đại diện cho công nhân lao động ngành dệt may Việt Nam tham dự Đại hội, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam Nguyễn Tùng Vân quan tâm đến vấn đề thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Qua Đại hội, ông đề nghị Nhà nước sớm ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế những tác động xấu đến giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến đời sống người lao động, có như vậy thỏa ước lao động tập thể mới thực sự phát huy được tác dụng...
Cho rằng “An cư mới lạc nghiệp”, chị Lê Thị Thịnh, công nhân trực tiếp sản xuất đến từ Công ty Liên doanh Việt Nhuận (cơ sở tại tỉnh Bình Dương) quan tâm đến vấn đề chăm lo đời sống, nhà ở của người lao động. Chị Thịnh mong muốn Đảng, Nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách cụ thể để địa phương, doanh nghiệp phát triển nhà ở cho công nhân.
Bên cạnh việc hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, người lao động cần được hỗ trợ để tiếp cận với vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn ưu đãi khác để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất. Chị Thịnh kiến nghị Nhà nước có chính sách cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân xây mới hoặc sửa chữa nhà trọ cho công nhân thuê…
Đại diện cho hơn 700 nghìn công nhân, viên chức, lao động tỉnh Đồng Nai tham dự Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi, Đồng Nai là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế, hàng chục khu công nghiệp lớn nhỏ được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động đã góp phần tạo việc làm cho hàng triệu lao động trong cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết người lao động tại Đồng Nai đều xuất thân từ nông thôn nên tác phong công nghiệp và kiến thức pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Do đó, công tác tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thường xuyên của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.
Ông đề nghị các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật, Luật Công đoàn và các chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bằng nhiều nội dung, hình thức phù hợp.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo, giao lưu giữa các cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ pháp luật của các tỉnh, thành phố trong cả nước để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm…
Với phương châm hành động “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn”, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ đáp ứng được niềm tin, mong mỏi, kỳ vọng của công nhân viên chức, người lao động trong cả nước./.
Khiếu Tư (TTXVN)