Quản lý thảm họa thiên tai và bảo vệ môi trường ở miền Trung Việt Nam đang được Đại học Huế và Đại học Kyoto (Nhật Bản) chọn làm lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Theo bản hợp tác, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp (Đại học Huế) cùng các chuyên gia, giáo sư, cán bộ của Đại học Kyoto hợp tác, nghiên cứu với phương pháp tiếp cận là quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.
Hiệu quả nhất cho sự hợp tác này là dự án "Nâng cao năng lực thích ứng và sinh kế bền vững cho cộng đồng nhằm đối phó với các thảm họa tự nhiên ở miền Trung Việt Nam."
Dự án đã giúp nâng cao năng lực, nhận thức và các hoạt động nhằm tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ở ba xã thuộc miền núi, trung du và đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dự án góp phần giúp xã Phú Diên (Phú Vang) thành lập Ban quản lý phòng chống thiên tai, xây dựng quy ước hoạt động; tạo nguồn nước sạch phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường, cung cấp nước sinh hoạt trong mùa Hè, phân phối phao cứu sinh cho người dân khi có thiên tai xảy ra...
Đồng thời, dự án đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu về môi trường như: "Nghiên cứu sự phân bổ của các loài linh trưởng ở khu vực Đông Dương;" "Nghiên cứu tồn dư các chất hóa học có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật trong đất canh tác và một số cây trồng;" "Xây dựng chương trình nghiên cứu tổng hợp về môi trường ở xã Hương Phong (Thừa Thiên-Huế)"...
Đại học Kyoto cũng đã giúp đào tạo chuyên gia về lĩnh vực môi trường như mỗi năm tiếp nhận 22 sinh viên của Đại học Huế sang học tập, nghiên cứu; cung cấp học bổng cho giảng viên, sinh viên sang học tiến sỹ, thạc sỹ; phối hợp với các trường học, người dân địa phương để tổ chức giáo dục, quản lý môi trường...
Hằng năm, Đại học Huế cũng tiếp nhận từ đại học Kyoto 12 đến 20 chuyên gia về môi trường, quản lý thiên tai để hợp tác, nghiên cứu và triển khai thực hiện các dự án./.
Theo bản hợp tác, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp (Đại học Huế) cùng các chuyên gia, giáo sư, cán bộ của Đại học Kyoto hợp tác, nghiên cứu với phương pháp tiếp cận là quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng.
Hiệu quả nhất cho sự hợp tác này là dự án "Nâng cao năng lực thích ứng và sinh kế bền vững cho cộng đồng nhằm đối phó với các thảm họa tự nhiên ở miền Trung Việt Nam."
Dự án đã giúp nâng cao năng lực, nhận thức và các hoạt động nhằm tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ở ba xã thuộc miền núi, trung du và đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dự án góp phần giúp xã Phú Diên (Phú Vang) thành lập Ban quản lý phòng chống thiên tai, xây dựng quy ước hoạt động; tạo nguồn nước sạch phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường, cung cấp nước sinh hoạt trong mùa Hè, phân phối phao cứu sinh cho người dân khi có thiên tai xảy ra...
Đồng thời, dự án đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu về môi trường như: "Nghiên cứu sự phân bổ của các loài linh trưởng ở khu vực Đông Dương;" "Nghiên cứu tồn dư các chất hóa học có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật trong đất canh tác và một số cây trồng;" "Xây dựng chương trình nghiên cứu tổng hợp về môi trường ở xã Hương Phong (Thừa Thiên-Huế)"...
Đại học Kyoto cũng đã giúp đào tạo chuyên gia về lĩnh vực môi trường như mỗi năm tiếp nhận 22 sinh viên của Đại học Huế sang học tập, nghiên cứu; cung cấp học bổng cho giảng viên, sinh viên sang học tiến sỹ, thạc sỹ; phối hợp với các trường học, người dân địa phương để tổ chức giáo dục, quản lý môi trường...
Hằng năm, Đại học Huế cũng tiếp nhận từ đại học Kyoto 12 đến 20 chuyên gia về môi trường, quản lý thiên tai để hợp tác, nghiên cứu và triển khai thực hiện các dự án./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)