Bộ Tư pháp Mỹ ngày 24/10 đã chính thức đệ đơn kiện Bank of America (BoA), ngân hàng lớn thứ 2 của Mỹ, lên tòa án liên bang sau khi có cáo buộc ngân hàng này gian lận các khoản vay thế chấp.
Theo đơn khiếu nại nộp lên tòa án liên bang quận Manhattan, BoA và công ty cho vay thế chấp Countrywide Financial - được BoA mua lại hồi năm 2008 - đã tiến hành một chương trình có tên "Hustle" từ năm 2007 - 2009 nhằm đẩy nhanh việc bán hàng nghìn khoản vay thế chấp cho hai tập đoàn tín dụng địa ốc lớn là Fannie and Freddie Mac, mà không tiến hành kiểm tra để bảo đảm rằng người vay có khả năng thanh toán. Điều này khiến người đóng thuế thiệt hại hơn 1 tỷ USD.
Ngoài ra, nhằm tăng tốc độ xử lý các khoản vay nợ thế chấp, Countrywide đã cố gắng né tránh các "cổng thu thuế," được thiết kế nhằm đảm bảo chất lượng các khoản cho vay, cũng như bảo vệ chúng trước những thủ đoạn gian lận. Điều này đã khiến tỷ lệ các khoản vay thế chấp thuộc dạng xấu lên tới 40% - cao gấp 9 lần so với tiêu chuẩn trong ngành cho vay thế chấp. Tuy nhiên, Countrywide đã giấu nhẹm các báo cáo về chất lượng các khoản cho vay, đồng thời bán chúng cho Fannie Mae và Freddie Mac và thậm chí còn chi tiền cho các nhân viên để họ làm ngơ trước những gian lận như vậy.
Đơn khiếu nại cũng cáo buộc khi các vụ phá sản và nhà bị tịch biên tăng vọt, BoA vẫn từ chối mua lại nhiều khoản nợ bị phá sản do chương trình này và điều đó đã tiếp diễn đến hết năm 2009.
Phát biểu trước báo giới, ông Preet Pahara, Luật sư cấp cao tại bang New York (Mỹ), nhấn mạnh hành vi gian lận của BoA bị cáo buộc trong đơn khiếu nại là vô cùng nghiêm trọng.
Theo ông Bahara, với việc làm này, Countrywide và BoA đã tạo ra các khoản nợ xấu, đồng thời khiến những người nộp thuế thất thoát một khoản tiền lớn.
Trước những cáo buộc trên, người phát ngôn của BoA Lawrence Grayson cho biết ngân hàng này đã và đang thực hiện các hành động có trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến các khoản nợ thế chấp.
Ông Grayson cũng bác bỏ những cáo buộc khi cho rằng BoA đã thất bại trong việc mua lại các khoản nợ từ Fannie Mae và Freddie Mac, đồng thời khẳng định ngân hàng này không có trách nhiệm phải bồi thường những khoản nợ bị phá sản chủ yếu do suy thoái kinh tế như trong đơn kiện nêu.
Đây được xem là vụ kiện về gian lận dân sự đầu tiên của Bộ Tư pháp Mỹ liên quan đến các khoản vay thế chấp bị bán cho các công ty thế chấp tài chính lớn kể từ năm 2008.
Trước đó, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ này cũng đã phải đồng ý chi 2,43 tỷ USD để dàn xếp vụ kiện cáo rùm beng liên quan đến thương vụ thâu tóm Công ty chứng khoán Merrill Lynch vào năm 2008. Theo đó, BoA đã bị các cổ đông và nhà đầu tư tố cáo che giấu tình hình tài chính khó khăn và khoản thua lỗ khổng lồ mà Công ty chứng khoán Merrill Lynch đang phải đối mặt nhằm đảm bảo rằng cổ đông của tập đoàn tài chính này sẽ chấp thuận đề nghị sáp nhập./.
Theo đơn khiếu nại nộp lên tòa án liên bang quận Manhattan, BoA và công ty cho vay thế chấp Countrywide Financial - được BoA mua lại hồi năm 2008 - đã tiến hành một chương trình có tên "Hustle" từ năm 2007 - 2009 nhằm đẩy nhanh việc bán hàng nghìn khoản vay thế chấp cho hai tập đoàn tín dụng địa ốc lớn là Fannie and Freddie Mac, mà không tiến hành kiểm tra để bảo đảm rằng người vay có khả năng thanh toán. Điều này khiến người đóng thuế thiệt hại hơn 1 tỷ USD.
Ngoài ra, nhằm tăng tốc độ xử lý các khoản vay nợ thế chấp, Countrywide đã cố gắng né tránh các "cổng thu thuế," được thiết kế nhằm đảm bảo chất lượng các khoản cho vay, cũng như bảo vệ chúng trước những thủ đoạn gian lận. Điều này đã khiến tỷ lệ các khoản vay thế chấp thuộc dạng xấu lên tới 40% - cao gấp 9 lần so với tiêu chuẩn trong ngành cho vay thế chấp. Tuy nhiên, Countrywide đã giấu nhẹm các báo cáo về chất lượng các khoản cho vay, đồng thời bán chúng cho Fannie Mae và Freddie Mac và thậm chí còn chi tiền cho các nhân viên để họ làm ngơ trước những gian lận như vậy.
Đơn khiếu nại cũng cáo buộc khi các vụ phá sản và nhà bị tịch biên tăng vọt, BoA vẫn từ chối mua lại nhiều khoản nợ bị phá sản do chương trình này và điều đó đã tiếp diễn đến hết năm 2009.
Phát biểu trước báo giới, ông Preet Pahara, Luật sư cấp cao tại bang New York (Mỹ), nhấn mạnh hành vi gian lận của BoA bị cáo buộc trong đơn khiếu nại là vô cùng nghiêm trọng.
Theo ông Bahara, với việc làm này, Countrywide và BoA đã tạo ra các khoản nợ xấu, đồng thời khiến những người nộp thuế thất thoát một khoản tiền lớn.
Trước những cáo buộc trên, người phát ngôn của BoA Lawrence Grayson cho biết ngân hàng này đã và đang thực hiện các hành động có trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến các khoản nợ thế chấp.
Ông Grayson cũng bác bỏ những cáo buộc khi cho rằng BoA đã thất bại trong việc mua lại các khoản nợ từ Fannie Mae và Freddie Mac, đồng thời khẳng định ngân hàng này không có trách nhiệm phải bồi thường những khoản nợ bị phá sản chủ yếu do suy thoái kinh tế như trong đơn kiện nêu.
Đây được xem là vụ kiện về gian lận dân sự đầu tiên của Bộ Tư pháp Mỹ liên quan đến các khoản vay thế chấp bị bán cho các công ty thế chấp tài chính lớn kể từ năm 2008.
Trước đó, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ này cũng đã phải đồng ý chi 2,43 tỷ USD để dàn xếp vụ kiện cáo rùm beng liên quan đến thương vụ thâu tóm Công ty chứng khoán Merrill Lynch vào năm 2008. Theo đó, BoA đã bị các cổ đông và nhà đầu tư tố cáo che giấu tình hình tài chính khó khăn và khoản thua lỗ khổng lồ mà Công ty chứng khoán Merrill Lynch đang phải đối mặt nhằm đảm bảo rằng cổ đông của tập đoàn tài chính này sẽ chấp thuận đề nghị sáp nhập./.
(TTXVN)