Theo nhật báo Egypt Independent, tám đại diện của Mặt trận Cứu quốc (NSF) sẽ tham gia vòng tiếp theo của cuộc đối thoại dân tộc.
Wahid Abdel Meguid, thành viên của NSF, tuyên bố: "Chúng tôi đảm bảo với ủy ban hòa giải rằng chúng tôi sẵn sàng đối thoại với tổng thống ngay lập tức để soạn thảo các quy tắc và chương trình nghị sự. Chúng tôi cũng đã đề xuất một cuộc gặp gỡ với Thượng viện".
Trước đó, NSF đã không tham gia đàm phán và tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối dự thảo hiến pháp gây tranh cãi cũng như cuộc trưng cầu dân ý bị cáo buộc có "sự gian lận".
Phát ngôn viên của Tổng thống, Yasser Ali cho biết vòng thứ bảy của cuộc đối thoại được ấn định vào ngày 9/1 tới và sẽ thảo luận việc sửa đổi các quy định của hiến pháp mới do các chính đảng khác nhau, các phong trào và các tổ chức quần chúng đề xuất.
[Đối thoại dân tộc Ai Cập đồng thuận luật bầu cử QH]
Trước đó, ngày 1/1, Hãng thông tấn chính thức của Ai Cập MENA dẫn thông báo của Phủ Tổng thống Ai Cập cho biết cuộc đối thoại dân tộc do Tổng thống Mohamed Morsi đứng đầu, đã đạt được sự đồng thuận về sửa đổi Luật bầu cử quốc hội.
Thông báo nêu rõ: "Để Luật bầu cử phù hợp với Hiến pháp mới, vòng sáu của cuộc đối thoại dân tộc tổ chức trong hai ngày 31/12 và 1/1 đã thảo luận một số điều sửa đổi. Sự nhất trí này sẽ được chuyển tới nội các và trình thượng viện, theo đó duy trì số thành viên của Hạ viện là 498 người".
Toàn bộ 90 thành viên mới của Thượng viện do Tổng thống Morsi chỉ định ngày 22/12/2012, sẽ tuyên thệ khi Thượng viện nhóm họp phiên đầu tiên.
Đối thoại dân tộc do Tổng thống Morsi khởi xướng nhằm thu hút tất cả các lực lượng chính trị ở Ai Cập./.
Wahid Abdel Meguid, thành viên của NSF, tuyên bố: "Chúng tôi đảm bảo với ủy ban hòa giải rằng chúng tôi sẵn sàng đối thoại với tổng thống ngay lập tức để soạn thảo các quy tắc và chương trình nghị sự. Chúng tôi cũng đã đề xuất một cuộc gặp gỡ với Thượng viện".
Trước đó, NSF đã không tham gia đàm phán và tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối dự thảo hiến pháp gây tranh cãi cũng như cuộc trưng cầu dân ý bị cáo buộc có "sự gian lận".
Phát ngôn viên của Tổng thống, Yasser Ali cho biết vòng thứ bảy của cuộc đối thoại được ấn định vào ngày 9/1 tới và sẽ thảo luận việc sửa đổi các quy định của hiến pháp mới do các chính đảng khác nhau, các phong trào và các tổ chức quần chúng đề xuất.
[Đối thoại dân tộc Ai Cập đồng thuận luật bầu cử QH]
Trước đó, ngày 1/1, Hãng thông tấn chính thức của Ai Cập MENA dẫn thông báo của Phủ Tổng thống Ai Cập cho biết cuộc đối thoại dân tộc do Tổng thống Mohamed Morsi đứng đầu, đã đạt được sự đồng thuận về sửa đổi Luật bầu cử quốc hội.
Thông báo nêu rõ: "Để Luật bầu cử phù hợp với Hiến pháp mới, vòng sáu của cuộc đối thoại dân tộc tổ chức trong hai ngày 31/12 và 1/1 đã thảo luận một số điều sửa đổi. Sự nhất trí này sẽ được chuyển tới nội các và trình thượng viện, theo đó duy trì số thành viên của Hạ viện là 498 người".
Toàn bộ 90 thành viên mới của Thượng viện do Tổng thống Morsi chỉ định ngày 22/12/2012, sẽ tuyên thệ khi Thượng viện nhóm họp phiên đầu tiên.
Đối thoại dân tộc do Tổng thống Morsi khởi xướng nhằm thu hút tất cả các lực lượng chính trị ở Ai Cập./.
(Vietnam+)