Đại dịch COVID-19 hạn chế nguồn lực tài chính cho các mục tiêu khí hậu

Các khoản chi cứu nền kinh tế quá lớn đã khiến nợ chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình toàn cầu lên đến gần 300.000 tỷ USD, buộc nhiều quốc gia phải cân nhắc việc thực thi các mục tiêu khí hậu.
Khói bốc lên từ một nhà máy phân bón ở Nam Sumatra, Indonesia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Việc chính phủ các nước triển khai những gói cứu trợ quy mô lớn để cứu nền kinh tế toàn cầu chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 là nỗ lực ứng phó tài chính lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay.

Mặc dù giúp thúc đẩy thu nhập hộ gia đình và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng, các khoản chi quá lớn đã khiến nợ chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình lên đến gần 300.000 tỷ USD, gây nguy cơ khiến nguồn tài chính của nhiều quốc gia rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương.

Thực tế này buộc nhiều chính phủ phải cân nhắc giữa những nỗ lực giải quyết các thách thức khẩn cấp, như biến đổi khí hậu và sự già hóa dân số.

[COP26 thể hiện sự đoàn kết toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu]

Theo chuyên gia trên, để nền kinh tế toàn cầu có thể trung hòa carbon, thế giới cần ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu.

Điều này đồng nghĩa với việc trong trung hạn cần tìm được nguồn tài trợ cho các mục tiêu khí hậu này.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow (Anh) mới đây, các nước đã đưa ra một số cam kết mới nhằm giảm lượng khí thải carbon, nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết, trong đó có việc tài trợ cho các cam kết này và áp dụng vào thực tế như thế nào.

Theo IIF, nợ toàn cầu hiện ở mức 296.000 tỷ USD, gần đạt đỉnh vì tác động của dịch bệnh và có thể sẽ giảm nhẹ vào cuối năm nay.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu sinh học hay nhiên liệu hóa thạch, và hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, thế giới cần có sự đầu tư lớn trong cả lĩnh vực công và tư nhân, ước tính lên đến 90.000 tỷ USD vào năm 2030.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một kế hoạch mang tính toàn cầu nào về vấn đề này, do đó phần đầu tư cho khí hậu của các nước sẽ phải "cạnh tranh" với những ưu tiên chi tiêu khác cho các lĩnh vực như xã hội, y tế.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục