Trang tin EUobsever cho biết công ty xếp hạng tín dụng Dagong của Trung Quốc vừa đánh tụt mức tín nhiệm tín dụng quốc gia của Hy Lạp xuống gần mức vỡ nợ, từ mức CCC xuống C.
Theo các chuyên gia, động thái này cho thấy Bắc Kinh không có ý định “trở thành ông già Noel” để cứu vớt nền kinh tế ốm yếu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thông cáo, được Dagong phát đi về việc đánh tụt hạng tín dụng của Hy Lạp, có đoạn viết: "Vì Hy Lạp đã hoàn toàn mất khả năng trả nợ, quốc gia này sẽ phải chuẩn bị đối mặt với một cuộc tái cơ cấu nợ khổng lồ."
Dagong cũng cảnh báo sẽ tiếp tục hạ mức đánh giá tín dụng của Hy Lạp xuống mức thấp nhất nếu tình hình nước này tiếp tục xấu đi do hậu quả của chính sách thắt lưng buộc bụng.
[Khủng hoảng Eurozone: Khi Hy Lạp vẫn là ngòi nổ]
Bản thông cáo phân tích "bất ổn xã hội đã gia tăng và khả năng của chính phủ kiểm soát biến động kinh tế-xã hội đã bị sụt giảm nghiêm trọng” làm cho việc thực hiện cam kết với các “chủ nợ” là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc (IMF) trở nên khó khăn hơn.
Dagong cũng dự báo kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 7,2% trong năm 2012 và giảm 6,8% trong năm tiếp theo và rất ít khả năng đạt tăng trưởng về mặt trung hạn. Dagong cũng không tin tưởng khoản cứu trợ mới trị giá 230 tỷ euro có thể "đưa Hy Lạp trở lại mức vay nợ chính phủ bền vững."
Mặc dù uy tín của công ty xếp hạng tín dụng này của Trung Quốc không có ảnh hưởng lớn đến thị trường như ba hãng lớn là Moody's, Standard & Poor's và Fitch nhưng mức xếp hạng của Dagong có thể cho biết ý định của Chính phủ Trung Quốc với kế hoạch mua lại nợ của Hy Lạp và các quốc gia ngập nợ khác của Eurozone.
Nhà kinh tế cao cấp Carsten Brzeski của ING Bank nhận xét: "Quyết định mới nhất của Dagong là lời khẳng định điều chúng ta đã quan sát thấy trong mấy tuần qua."
Trái ngược với lời tuyên bố của các quan chức châu Âu hồi đầu năm chỉ trích “3 hãng lớn” đã cố tình tấn công vào mức tín nhiệm tín dụng quốc gia của Eurozone để trục lợi, chuyên gia Brzeski nói rằng động thái này của Dagong đã chứng tỏ rằng "nhà đầu tư Trung Quốc cũng có thông tin tương tự như bất cứ nhà đầu tư nào khác."
Ông Brzeski cũng nhấn mạnh Bắc Kinh đã tuyên bố rất rõ ràng là "họ sẽ không mua nợ của Hy Lạp và đóng vai 'ông già Noel' với Eurozone." Điều này có nghĩa là kế hoạch thông qua đòn bẩy tài chính của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels vào tháng tới để nâng quy mô của Quỹ cứu trợ lên mức 1.000 tỷ euro sẽ chỉ là mơ ước, bởi kế hoạch này dựa trên giả định rằng các quốc gia đầu tư tiềm năng như Trung Quốc sẽ mua trái phiếu này.
Chuyên gia Brzeski gợi ý một phương án khác là đẩy nhanh việc phê duyệt Quỹ cứu trợ thường trực theo cơ chế ổn định châu Âu, dự kiến sẽ thông qua vào giữa năm 2013. Phương án này có thể sẽ được thông qua dễ dàng hơn so với phương án tăng cường vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) với sự phản đối kiên quyết của Đức./.
Theo các chuyên gia, động thái này cho thấy Bắc Kinh không có ý định “trở thành ông già Noel” để cứu vớt nền kinh tế ốm yếu của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Thông cáo, được Dagong phát đi về việc đánh tụt hạng tín dụng của Hy Lạp, có đoạn viết: "Vì Hy Lạp đã hoàn toàn mất khả năng trả nợ, quốc gia này sẽ phải chuẩn bị đối mặt với một cuộc tái cơ cấu nợ khổng lồ."
Dagong cũng cảnh báo sẽ tiếp tục hạ mức đánh giá tín dụng của Hy Lạp xuống mức thấp nhất nếu tình hình nước này tiếp tục xấu đi do hậu quả của chính sách thắt lưng buộc bụng.
[Khủng hoảng Eurozone: Khi Hy Lạp vẫn là ngòi nổ]
Bản thông cáo phân tích "bất ổn xã hội đã gia tăng và khả năng của chính phủ kiểm soát biến động kinh tế-xã hội đã bị sụt giảm nghiêm trọng” làm cho việc thực hiện cam kết với các “chủ nợ” là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc (IMF) trở nên khó khăn hơn.
Dagong cũng dự báo kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 7,2% trong năm 2012 và giảm 6,8% trong năm tiếp theo và rất ít khả năng đạt tăng trưởng về mặt trung hạn. Dagong cũng không tin tưởng khoản cứu trợ mới trị giá 230 tỷ euro có thể "đưa Hy Lạp trở lại mức vay nợ chính phủ bền vững."
Mặc dù uy tín của công ty xếp hạng tín dụng này của Trung Quốc không có ảnh hưởng lớn đến thị trường như ba hãng lớn là Moody's, Standard & Poor's và Fitch nhưng mức xếp hạng của Dagong có thể cho biết ý định của Chính phủ Trung Quốc với kế hoạch mua lại nợ của Hy Lạp và các quốc gia ngập nợ khác của Eurozone.
Nhà kinh tế cao cấp Carsten Brzeski của ING Bank nhận xét: "Quyết định mới nhất của Dagong là lời khẳng định điều chúng ta đã quan sát thấy trong mấy tuần qua."
Trái ngược với lời tuyên bố của các quan chức châu Âu hồi đầu năm chỉ trích “3 hãng lớn” đã cố tình tấn công vào mức tín nhiệm tín dụng quốc gia của Eurozone để trục lợi, chuyên gia Brzeski nói rằng động thái này của Dagong đã chứng tỏ rằng "nhà đầu tư Trung Quốc cũng có thông tin tương tự như bất cứ nhà đầu tư nào khác."
Ông Brzeski cũng nhấn mạnh Bắc Kinh đã tuyên bố rất rõ ràng là "họ sẽ không mua nợ của Hy Lạp và đóng vai 'ông già Noel' với Eurozone." Điều này có nghĩa là kế hoạch thông qua đòn bẩy tài chính của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels vào tháng tới để nâng quy mô của Quỹ cứu trợ lên mức 1.000 tỷ euro sẽ chỉ là mơ ước, bởi kế hoạch này dựa trên giả định rằng các quốc gia đầu tư tiềm năng như Trung Quốc sẽ mua trái phiếu này.
Chuyên gia Brzeski gợi ý một phương án khác là đẩy nhanh việc phê duyệt Quỹ cứu trợ thường trực theo cơ chế ổn định châu Âu, dự kiến sẽ thông qua vào giữa năm 2013. Phương án này có thể sẽ được thông qua dễ dàng hơn so với phương án tăng cường vai trò của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) với sự phản đối kiên quyết của Đức./.
Thái Vân (TTXVN/Vietnam+)