Thời tiết không thuận lợi, nắng nóng nên dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Tỵ nhưng địa lan Đà Lạt đã đua nhau nở sớm.
Nhiều nhà vườn đang cố chăm chút cho số địa lan còn lại và thấp thỏm chờ Tết, bởi năm nay địa lan mất mùa mà giá thì chưa biết ra sao.
Hoa địa lan là một đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt vào mỗi dịp Tết đến, những năm qua luôn được người dân yêu thích tìm mua về chơi Tết. Thành phố Đà Lạt hiện có hàng chục trang trại, nhà vườn trồng địa lan với những cái tên nổi tiếng như Langbiang Farm, Anh Quỳnh, Linh Ngọc, Vy Anh…Diện tích mỗi vườn rộng hàng ngàn mét vuông và lượng chậu địa lan không hề nhỏ.
Những ngày này, vườn địa lan rộng sáu ngàn mét vuông của vườn lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp) rất im ắng. Ông Đoàn Văn Quỳnh, chủ vườn lan lắc đầu, "Vụ địa lan này xem như thất bại. Lượng hoa nở đúng dịp Tết năm nay ước chừng chỉ khoảng một ngàn cành, đạt khoảng 20% so với năm trước."
Trong khu nhà kính của vườn lan Anh Quỳnh, hàng ngàn chậu các loại địa lan giống của Úc, Nhật Bản, New Zealand phát triển rất tốt nhưng chỉ toàn…lá. Năm nay, dự đoán các giống địa lan nổi tiếng như xanh 207, vàng SJC, cam lửa, xanh nữ hoàng…sẽ tiếp tục được khách hàng ưa chuộng.
Thế nhưng các loại lan này hiện cho năng suất thấp hơn hẳn, đa số các chậu chỉ có một hai cành hoa, hiếm chậu nào có bốn năm cành như những năm trước.
Theo kinh nghiệm trồng địa lan 10 năm của ông Quỳnh, nguyên nhân khiến địa lan nở sớm, mất mùa là do năm nhuận cộng với thời tiết nắng nóng, lan chỉ ra lá, hoa giảm hẳn so với những năm trước. Để “cứu” số địa lan còn lại, nhà vườn chỉ còn cách giảm tưới nước và ánh sáng, hy vọng hoa sẽ nở đúng dịp Tết.
Như nhiều nhà vườn khác, địa lan của trang trại Langbiang Farm cũng đang bung nở. Tuy nhiên lượng hoa khá ít, sản lượng thấp hơn hẳn so với mọi năm.
Ông Trần Huy Đường, chủ trang trại Langbiang Farm, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, nhận định, “Hiện thành phố Đà Lạt có khoảng 200.000 chậu địa lan các loại. Năm nay địa lan có nhiều giống mới rất đẹp nhưng hoa nở quá sớm, lượng hoa nở trúng dịp Tết sẽ không nhiều so với năm ngoái.”
Trong khi địa lan đang gặp phải tình cảnh giảm về sản lượng, hoa nở sớm thì giá bán trong dịp Tết sắp tới cũng khiến nhiều nhà vườn thấp thỏm chờ đợi. Như những năm trước, địa lan Đà Lạt luôn được bán với giá rất cao, từ vài trăm ngàn đến trên triệu đồng một cành. Nếu tính theo chậu thì thấp nhất cũng trên 1 triệu đồng/chậu bốn năm cành đối với các loại “bình dân” như tím hột, vàng ba râu, xanh ngọc…
Trong khi đó, các loại giống mới như vàng SJC, xanh 207, cam lửa, xanh Úc…lại có mức giá khá cao, trên 5 triệu đồng/chậu bốn năm cành. Ông Đoàn Văn Quỳnh cho biết, vườn lan của ông khi có khách đến xem thì vẫn rao giá ở mức bằng với năm ngoái. Năm nay kinh tế khó khăn, trong dịp Tết có thể còn địa lan của Trung Quốc được nhập về thì giá cả khó mà đoán trước được./.
Nhiều nhà vườn đang cố chăm chút cho số địa lan còn lại và thấp thỏm chờ Tết, bởi năm nay địa lan mất mùa mà giá thì chưa biết ra sao.
Hoa địa lan là một đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt vào mỗi dịp Tết đến, những năm qua luôn được người dân yêu thích tìm mua về chơi Tết. Thành phố Đà Lạt hiện có hàng chục trang trại, nhà vườn trồng địa lan với những cái tên nổi tiếng như Langbiang Farm, Anh Quỳnh, Linh Ngọc, Vy Anh…Diện tích mỗi vườn rộng hàng ngàn mét vuông và lượng chậu địa lan không hề nhỏ.
Những ngày này, vườn địa lan rộng sáu ngàn mét vuông của vườn lan Anh Quỳnh (đường Vạn Kiếp) rất im ắng. Ông Đoàn Văn Quỳnh, chủ vườn lan lắc đầu, "Vụ địa lan này xem như thất bại. Lượng hoa nở đúng dịp Tết năm nay ước chừng chỉ khoảng một ngàn cành, đạt khoảng 20% so với năm trước."
Trong khu nhà kính của vườn lan Anh Quỳnh, hàng ngàn chậu các loại địa lan giống của Úc, Nhật Bản, New Zealand phát triển rất tốt nhưng chỉ toàn…lá. Năm nay, dự đoán các giống địa lan nổi tiếng như xanh 207, vàng SJC, cam lửa, xanh nữ hoàng…sẽ tiếp tục được khách hàng ưa chuộng.
Thế nhưng các loại lan này hiện cho năng suất thấp hơn hẳn, đa số các chậu chỉ có một hai cành hoa, hiếm chậu nào có bốn năm cành như những năm trước.
Theo kinh nghiệm trồng địa lan 10 năm của ông Quỳnh, nguyên nhân khiến địa lan nở sớm, mất mùa là do năm nhuận cộng với thời tiết nắng nóng, lan chỉ ra lá, hoa giảm hẳn so với những năm trước. Để “cứu” số địa lan còn lại, nhà vườn chỉ còn cách giảm tưới nước và ánh sáng, hy vọng hoa sẽ nở đúng dịp Tết.
Như nhiều nhà vườn khác, địa lan của trang trại Langbiang Farm cũng đang bung nở. Tuy nhiên lượng hoa khá ít, sản lượng thấp hơn hẳn so với mọi năm.
Ông Trần Huy Đường, chủ trang trại Langbiang Farm, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, nhận định, “Hiện thành phố Đà Lạt có khoảng 200.000 chậu địa lan các loại. Năm nay địa lan có nhiều giống mới rất đẹp nhưng hoa nở quá sớm, lượng hoa nở trúng dịp Tết sẽ không nhiều so với năm ngoái.”
Trong khi địa lan đang gặp phải tình cảnh giảm về sản lượng, hoa nở sớm thì giá bán trong dịp Tết sắp tới cũng khiến nhiều nhà vườn thấp thỏm chờ đợi. Như những năm trước, địa lan Đà Lạt luôn được bán với giá rất cao, từ vài trăm ngàn đến trên triệu đồng một cành. Nếu tính theo chậu thì thấp nhất cũng trên 1 triệu đồng/chậu bốn năm cành đối với các loại “bình dân” như tím hột, vàng ba râu, xanh ngọc…
Trong khi đó, các loại giống mới như vàng SJC, xanh 207, cam lửa, xanh Úc…lại có mức giá khá cao, trên 5 triệu đồng/chậu bốn năm cành. Ông Đoàn Văn Quỳnh cho biết, vườn lan của ông khi có khách đến xem thì vẫn rao giá ở mức bằng với năm ngoái. Năm nay kinh tế khó khăn, trong dịp Tết có thể còn địa lan của Trung Quốc được nhập về thì giá cả khó mà đoán trước được./.
Nguyễn Dũng (TTXVN)