Bà Nông Thị Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên, Trưởng ban Tổ chức lễ hội đền Đông Cuông cho biết huyện đã sẵn sàng đón du khách thập phương đến lễ hội trong hai ngày 15 và 16/10 (tức ngày 11 và 12 tháng 9 âm lịch).
Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng.
Đền Đông Cuông có các cột đền được làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn. Tương truyền, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân.
Sau khi mất, Cao Quan Đại Vương được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hóa thân thành Mẫu Thượng Ngàn. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân.
Năm 2009, Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, đền có hai lễ hội chính vào ngày Mão tháng Giêng và ngày Mão tháng 9 âm lịch.
Việc tổ chức lễ hội bảo đảm theo đúng quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được xây dựng kịch bản chi tiết, kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội.
Mục tiêu của lễ hội là tạo không khí trang trọng, an toàn, vui tươi, lành mạnh, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với hiện đại, tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Ban Tổ chức cũng đã xây dựng các phương án bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và cảnh quan, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Để lễ hội được tổ chức đúng nghi thức dân gian truyền thống, tạo điều kiện cho du khách thưởng thức những giá trị văn hoá đặc sắc, Ban quản lý di tích đền Đông Cuông đã cùng các cấp chính quyền, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể, kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội để tạo không khí thiêng liêng, trang trọng, đảm bảo an toàn, vui tươi, lành mạnh, tránh lãng phí, kết hợp hài hòa giữa văn hoá truyền thống với hiện đại, nhằm tôn vinh bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội.
Theo phong tục, lễ hội “Cầu cơm mới” đền Đông Cuông sẽ được mở đầu bằng nghi lễ mổ trâu đen tế thần vào lúc 0 giờ ngày 15/10 (tức ngày 11/9 âm lịch).
Sau khi chủ lễ làm xong các thủ tục trình thần linh thổ địa cùng các quan ngài thần thánh, trâu sẽ được treo lên gốc cây mít cổ thụ hàng trăm năm tuổi trước cửa đền và được mổ rồi xả thịt làm cỗ đưa vào trong đền cúng khao quân. Cốm xanh là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng Mẫu Đông Cuông.
Cũng như mọi năm, một trong những hoạt động hấp dẫn diễn ra trong lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông là hội thi khéo tay làm cốm. Cốm xanh là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng Mẫu cầu cơm mới Đền Đông Cuông vào ngày Mão tháng 9 hàng năm mà còn gắn với đời sống của người dân trong vùng.
Đây cũng là dịp để nhân dân xã Đông Cuông giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm cốm, từng bước đưa sản phẩm cốm Đông Cuông trở thành hàng hóa phục vụ du khách thập phương.
Bà Cầm Thị Liên ở thôn Gốc Quân, xã Đông Cuông năm nay đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn hào hứng đi khắp xóm dưới làng trên hướng dẫn mọi người cách làm cốm, chuẩn bị đất đắp bếp lò nướng lúa, chuẩn bị loỏng giã cốm (máng gỗ dài gần 2m, rộng 30 cm để có thể nhiều người giã cùng một lúc).
Bà Liên cho biết, lúa nếp làm cốm là giống lúa dẻo, thơm, được chọn từng bông rồi buộc lại thành từng cum nhỏ, cho vào lò than củi nướng chín rồi giã bằng loỏng, sàng, sảy.
Bà phải truyền dạy cho con cháu phong tục, tập quán của người Tày Khao, dạy cách làm cốm và các món ăn ngon từ cốm như cháo cốm, bánh cốm, chè cốm, xôi cốm để tạ ơn Mẫu và dâng cúng tổ tiên trong lễ hội Cầu cơm mới.
Nét mới của lễ hội Cầu Cơm mới đền Đông Cuông năm 2013 là Hội thi hát Văn. Đây là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, đặc sắc trong lễ hội truyền thống nói chung và trong tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng Tứ Phủ nói riêng.
Để bảo tồn và phát huy những vốn cổ cha ông đã để lại, Ủy ban nhân dân xã Đông Cuông đã xây dựng thể lệ Hội thi hát văn với những quy định cụ thể về đối tượng tham gia, điều kiện dự thi, nội dung chủ đề, thể loại… để người tham gia thi hát Văn có cách nhìn đúng về loại hình nghệ thuật này. Hội thi được nhiều tổ, nhóm văn nghệ yêu thích nghệ thuật hát văn tại xã Đông Cuông nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện đăng ký tham gia, tích cực tập luyện để đem đến trình diễn tại hội thi những tiết mục đặc sắc nhất.
Lễ hội Cầu cơm mới của đền Đông Cuông mang đậm nét đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên “ Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao các vị Thánh hiền đã có công lao xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.
Đây cũng là dịp để cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên ôn lại những phong tục tập quán truyền thống của cha ông, khôi phục và duy trì nhưng nét đẹp văn hoá của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời quảng bá những sản phẩm du lịch văn hóa nhằm thu hút du khách đến với Văn Yên./.
Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng.
Đền Đông Cuông có các cột đền được làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn. Tương truyền, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân.
Sau khi mất, Cao Quan Đại Vương được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hóa thân thành Mẫu Thượng Ngàn. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân.
Năm 2009, Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, đền có hai lễ hội chính vào ngày Mão tháng Giêng và ngày Mão tháng 9 âm lịch.
Việc tổ chức lễ hội bảo đảm theo đúng quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được xây dựng kịch bản chi tiết, kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội.
Mục tiêu của lễ hội là tạo không khí trang trọng, an toàn, vui tươi, lành mạnh, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với hiện đại, tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Ban Tổ chức cũng đã xây dựng các phương án bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và cảnh quan, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Để lễ hội được tổ chức đúng nghi thức dân gian truyền thống, tạo điều kiện cho du khách thưởng thức những giá trị văn hoá đặc sắc, Ban quản lý di tích đền Đông Cuông đã cùng các cấp chính quyền, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể, kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội để tạo không khí thiêng liêng, trang trọng, đảm bảo an toàn, vui tươi, lành mạnh, tránh lãng phí, kết hợp hài hòa giữa văn hoá truyền thống với hiện đại, nhằm tôn vinh bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội.
Theo phong tục, lễ hội “Cầu cơm mới” đền Đông Cuông sẽ được mở đầu bằng nghi lễ mổ trâu đen tế thần vào lúc 0 giờ ngày 15/10 (tức ngày 11/9 âm lịch).
Sau khi chủ lễ làm xong các thủ tục trình thần linh thổ địa cùng các quan ngài thần thánh, trâu sẽ được treo lên gốc cây mít cổ thụ hàng trăm năm tuổi trước cửa đền và được mổ rồi xả thịt làm cỗ đưa vào trong đền cúng khao quân. Cốm xanh là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng Mẫu Đông Cuông.
Cũng như mọi năm, một trong những hoạt động hấp dẫn diễn ra trong lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông là hội thi khéo tay làm cốm. Cốm xanh là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng Mẫu cầu cơm mới Đền Đông Cuông vào ngày Mão tháng 9 hàng năm mà còn gắn với đời sống của người dân trong vùng.
Đây cũng là dịp để nhân dân xã Đông Cuông giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm cốm, từng bước đưa sản phẩm cốm Đông Cuông trở thành hàng hóa phục vụ du khách thập phương.
Bà Cầm Thị Liên ở thôn Gốc Quân, xã Đông Cuông năm nay đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn hào hứng đi khắp xóm dưới làng trên hướng dẫn mọi người cách làm cốm, chuẩn bị đất đắp bếp lò nướng lúa, chuẩn bị loỏng giã cốm (máng gỗ dài gần 2m, rộng 30 cm để có thể nhiều người giã cùng một lúc).
Bà Liên cho biết, lúa nếp làm cốm là giống lúa dẻo, thơm, được chọn từng bông rồi buộc lại thành từng cum nhỏ, cho vào lò than củi nướng chín rồi giã bằng loỏng, sàng, sảy.
Bà phải truyền dạy cho con cháu phong tục, tập quán của người Tày Khao, dạy cách làm cốm và các món ăn ngon từ cốm như cháo cốm, bánh cốm, chè cốm, xôi cốm để tạ ơn Mẫu và dâng cúng tổ tiên trong lễ hội Cầu cơm mới.
Nét mới của lễ hội Cầu Cơm mới đền Đông Cuông năm 2013 là Hội thi hát Văn. Đây là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, đặc sắc trong lễ hội truyền thống nói chung và trong tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng Tứ Phủ nói riêng.
Để bảo tồn và phát huy những vốn cổ cha ông đã để lại, Ủy ban nhân dân xã Đông Cuông đã xây dựng thể lệ Hội thi hát văn với những quy định cụ thể về đối tượng tham gia, điều kiện dự thi, nội dung chủ đề, thể loại… để người tham gia thi hát Văn có cách nhìn đúng về loại hình nghệ thuật này. Hội thi được nhiều tổ, nhóm văn nghệ yêu thích nghệ thuật hát văn tại xã Đông Cuông nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện đăng ký tham gia, tích cực tập luyện để đem đến trình diễn tại hội thi những tiết mục đặc sắc nhất.
Lễ hội Cầu cơm mới của đền Đông Cuông mang đậm nét đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên “ Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao các vị Thánh hiền đã có công lao xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.
Đây cũng là dịp để cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên ôn lại những phong tục tập quán truyền thống của cha ông, khôi phục và duy trì nhưng nét đẹp văn hoá của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời quảng bá những sản phẩm du lịch văn hóa nhằm thu hút du khách đến với Văn Yên./.
Tuấn Anh (TTXVN)