Chương trình Du lịch về cội nguồn của ba tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai tổ chức luân phiên và tỉnh Yên Bái đăng cai năm 2011 đang diễn ra với nhiều nội dung đặc sắc nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về tiềm năng thế mạnh du lịch 3 tỉnh.
Là điểm nhấn quan trọng trong chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2011, với hơn 30 gian hàng, Tuần văn hóa ẩm thực Mường Lò diễn ra từ 25/2 đến hết ngày 2/3 đang giới thiệu đến du khách thập phương những tinh hoa của ẩm thực núi rừng Tây Bắc.
Tham gia Tuần văn hóa ẩm thực có thị xã Nghĩa Lộ - địa danh nổi tiếng với “gạo trắng nước trong” với những đêm hội múa xòe nhộn nhịp điệu khèn môi từng làm say lòng biết bao du khách. Sự hòa quyện bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống của 13 dân tộc anh em mang đến cho mảnh đất nơi đây một nền văn hóa ẩm thực phong phú.
Thị xã Nghĩa Lộ đăng ký tham gia 7 gian hàng ẩm thực và 10 món ăn đặc sắc như cơm lam, thịt trâu sấy hay các món như lạp sườn dân tộc H,Mông, bánh gai, ruốc tôm, nem thính, thịt lợn lửng băm nướng, xôi ngũ sắc, bánh chưng đen, cá sỉnh nướng…
Cùng với thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu cũng tham gia với 6 món ăn bao gồm cơm lam, lạp sườn dân tộc H'Mông, thắng cố, bánh dầy H'Mông, thịt lợn sấy, rêu đá.
Huyện Văn Chấn tham gia nhiều món ăn bánh gù đen, lá canh kìa nấu thịt băm, rau sôi tổng hợp, cá nướng gộp lá rau thuốc, bánh giầy chấm mật ong, bánh thịt cuốn mỡ chài, lá thuốc, mật ong, rượu Sơn Tra, Pá hủa (bánh chua).
Không chỉ có ẩm thực địa phương Yên Bái, các tỉnh bạn như Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang cùng tham gia giới thiệu đến du khách thập phương những món ăn truyền thống của dân tộc địa phương mình.
Chia sẻ cảm xúc của mình khi thưởng thức ẩm thực miền núi Tây Bắc, bà Phạm Lê Trang, một Việt kiều cho biết món ăn của đồng bào Tây Bắc thật thú vị. Ngoài hương vị ngon lạ, mỗi món ăn còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, đời sống tâm linh cao đẹp.
Một hoạt động đặc sắc khác của chương trình Du lịch về cội nguồn là Lễ hội đi chơi Xuân của người Mông xã Suối Giàng gồm có phần lễ và phần hội. Để chuẩn bị cho phần lễ, ngay từ sáng sớm, tại gốc cây chè cổ thụ ở Bản Mới, xã Suối Giàng, nhân dân trong bản đã bày mâm lễ vật cúng gồm rượu, hương, cơm nếp, giấy vàng, giấy đỏ và một con gà trống còn sống…
Chủ lễ là già làng, nghệ nhân Giàng Nhà Lử thay mặt nhân dân cúng tế. Nghi lễ cúng được thực hiện theo phong tục tín ngưỡng của dân tộc Mông nơi đây, cầu cho bà con dân bản một năm mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa, cây chè ra nhiều búp, được mùa lúa ngô…
Kết thúc lễ cúng, tất cả những người tham dự cùng nhau thụ lộc, uống một ngụm rượu để lấy sức khỏe mà thần thuốc đã ban cho. Sau phần lễ, phần hội gồm các trò chơi múa khèn, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, ném pao... với sự tham gia của du khách và dân bản.
Kết thúc Lễ hội đi chơi Xuân, du khách còn được đi tham quan những cây chè cổ thụ và một cơ sở chế biến chè tuyết Suối Giàng theo phương pháp thủ công truyền thống, nhưng cho ra đời sản phẩm chè xanh Suối Giàng với chất lượng "có một không hai." Giá 1kg chè tại cơ sở này được bán tới vài triệu đồng mà hàng năm vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu của du khách./.
Là điểm nhấn quan trọng trong chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2011, với hơn 30 gian hàng, Tuần văn hóa ẩm thực Mường Lò diễn ra từ 25/2 đến hết ngày 2/3 đang giới thiệu đến du khách thập phương những tinh hoa của ẩm thực núi rừng Tây Bắc.
Tham gia Tuần văn hóa ẩm thực có thị xã Nghĩa Lộ - địa danh nổi tiếng với “gạo trắng nước trong” với những đêm hội múa xòe nhộn nhịp điệu khèn môi từng làm say lòng biết bao du khách. Sự hòa quyện bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống của 13 dân tộc anh em mang đến cho mảnh đất nơi đây một nền văn hóa ẩm thực phong phú.
Thị xã Nghĩa Lộ đăng ký tham gia 7 gian hàng ẩm thực và 10 món ăn đặc sắc như cơm lam, thịt trâu sấy hay các món như lạp sườn dân tộc H,Mông, bánh gai, ruốc tôm, nem thính, thịt lợn lửng băm nướng, xôi ngũ sắc, bánh chưng đen, cá sỉnh nướng…
Cùng với thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu cũng tham gia với 6 món ăn bao gồm cơm lam, lạp sườn dân tộc H'Mông, thắng cố, bánh dầy H'Mông, thịt lợn sấy, rêu đá.
Huyện Văn Chấn tham gia nhiều món ăn bánh gù đen, lá canh kìa nấu thịt băm, rau sôi tổng hợp, cá nướng gộp lá rau thuốc, bánh giầy chấm mật ong, bánh thịt cuốn mỡ chài, lá thuốc, mật ong, rượu Sơn Tra, Pá hủa (bánh chua).
Không chỉ có ẩm thực địa phương Yên Bái, các tỉnh bạn như Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang cùng tham gia giới thiệu đến du khách thập phương những món ăn truyền thống của dân tộc địa phương mình.
Chia sẻ cảm xúc của mình khi thưởng thức ẩm thực miền núi Tây Bắc, bà Phạm Lê Trang, một Việt kiều cho biết món ăn của đồng bào Tây Bắc thật thú vị. Ngoài hương vị ngon lạ, mỗi món ăn còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, đời sống tâm linh cao đẹp.
Một hoạt động đặc sắc khác của chương trình Du lịch về cội nguồn là Lễ hội đi chơi Xuân của người Mông xã Suối Giàng gồm có phần lễ và phần hội. Để chuẩn bị cho phần lễ, ngay từ sáng sớm, tại gốc cây chè cổ thụ ở Bản Mới, xã Suối Giàng, nhân dân trong bản đã bày mâm lễ vật cúng gồm rượu, hương, cơm nếp, giấy vàng, giấy đỏ và một con gà trống còn sống…
Chủ lễ là già làng, nghệ nhân Giàng Nhà Lử thay mặt nhân dân cúng tế. Nghi lễ cúng được thực hiện theo phong tục tín ngưỡng của dân tộc Mông nơi đây, cầu cho bà con dân bản một năm mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa, cây chè ra nhiều búp, được mùa lúa ngô…
Kết thúc lễ cúng, tất cả những người tham dự cùng nhau thụ lộc, uống một ngụm rượu để lấy sức khỏe mà thần thuốc đã ban cho. Sau phần lễ, phần hội gồm các trò chơi múa khèn, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, ném pao... với sự tham gia của du khách và dân bản.
Kết thúc Lễ hội đi chơi Xuân, du khách còn được đi tham quan những cây chè cổ thụ và một cơ sở chế biến chè tuyết Suối Giàng theo phương pháp thủ công truyền thống, nhưng cho ra đời sản phẩm chè xanh Suối Giàng với chất lượng "có một không hai." Giá 1kg chè tại cơ sở này được bán tới vài triệu đồng mà hàng năm vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu của du khách./.
Hoàng Ngọc-Đức Tưởng (TTXVN/Vietnam+)