Ở Nghệ An có một cái chợ rất đặc biệt. Thoạt nghe, bất cứ người dân nông thôn nào cũng biết đó là chợ trâu bò Nam Nghĩa. Chợ nằm trên địa bàn xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn chỉ chuyên bán, mua duy nhất một loại “hàng hoá” đó là trâu bò.
Chợ trâu bò Nam Nghĩa hình thành từ hàng chục năm nay, gắn với cuộc sống của nhiều thế hệ người dân nông thôn, không chỉ ở xã Nam Nghĩa mà còn với nông dân ở các huyện khác trong tỉnh Nghệ An. Chợ đặc sắc không chỉ ở người bán, người mua đều là nông dân, mà còn ở hàng hóa mua bán duy nhất là trâu bò, những con vật quen thuộc gắn liền với cuộc sống người dân nông thôn.
Do chợ chỉ bán và mua duy nhất một “mặt hàng” là trâu bò nên mỗi khi phiên chợ diễn ra, trâu bò được nông dân từ khắp các huyện trong tỉnh Nghệ An đem đến chợ để bán. Trâu bò ở chợ có nhiều loại, từ bê nghé mới có 5, 7 tháng tuổi đến những con trâu bò được nuôi từ nhiều năm, với các loại giống khác nhau. Cũng có người đến chợ tìm mua trâu bò chỉ là đem về vỗ béo một thời gian, sau đó bán kiếm lời; có người đến để mua trâu bò đem về làm cày kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình; lại có người đến chợ tìm mua trâu bò về giết thịt đem bán… Chợ đáp ứng được tất cả những nhu cầu mua, bán trâu bò của bất cứ “khách hàng” khó tính nào. Tại đây, khách hàng tha hồ lựa chọn trâu bò mà mình ưng ý nhất.
Sáng 11/4 (tức 21/3 âm lịch) là phiên chợ. Anh Nguyễn Hữu Phòng là người dân ở tận xã xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn, cách chợ 40 km đã đem 2 con trâu mà gia đình nuôi được 4 năm đến chợ để bán. Không chỉ có lần này mà những lần khác cũng vậy, cứ mỗi lần bán, mua trâu bò, anh Phòng đều đến đây như là thói quen. Anh Nguyễn Hữu Phòng cho biết: “Chợ trâu bò Nam Nghĩa là chợ nổi tiếng, đến đây tha hồ chợ lựa, mua bán trâu bò. Mang trâu đến bán ở chợ rất yên tâm; bán xong có thể chọn mua được ngay trâu hoặc bò để đem về nuôi mà không phải mất công, tốn thời gian tìm ở nơi khác.”
Chợ họp vào các ngày 1, 4, 8, 11, 14, 18, 21, 24, 28 âm lịch hàng tháng. Vào những ngày này, chợ rất nhộn nhịp, mỗi buổi sáng có từ 400 đến 600 con trâu bò được người dân đem đến để mua bán, trao đổi.
Trâu bò được vận chuyển đến chợ bằng nhiều cách khác nhau. Nếu nhà gần thì người bán có thể dắt trâu bò đến chợ, nếu nhà ở xa thì thuê ô tô, dùng xe máy để chở. Thị trường phát triển, ở chợ đã có hẳn một dịch vụ chở thuê trâu bò đến chợ hoặc chở trâu bò từ chợ về nhà cho những ai có nhu cầu với giá cả phải chăng.
Chợ hình thành từ nhiều đời nay nên ở chợ luôn có những người rất giỏi về việc mua, bán trâu bò, sẵn sàng tư vấn cho người mua mới. Với kinh nghiệm của mình, có những người nhìn qua là có thể biết được con trâu bò nào thích hợp để mua dùng vào việc cày kéo, con nào thích hợp để mua giết thịt.
Do là chợ lớn nên tại đây, nên việc mua bán trâu bò luôn có sự giám sát của ngành thú y, an ninh viên xã Nam Nghĩa và của các ngành chức năng. Việc làm này với mục đích chính là để việc mua bán trâu bò của người dân được diễn ra thuận lợi, đảm bảo người cần mua thì mua được trâu bò không mắc bệnh. Công việc này đối với cán bộ thú y là không đơn giản vì trâu bò đến từ nhiều nguồn, từ nhiều địa phương khác nhau, trong khi số lượng trâu bò mỗi phiên chợ là rất lớn.
Ông Nguyễn Hữu Lục, phụ trách thú y xã Nam Nghĩa cho biết: “Thú y xã thường xuyên kiểm tra trâu bò mua bán tại chợ, trong đó có việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng, nếu có những con nghi ngờ bị bệnh thì thực hiện việc cách ly, không cho đưa vào chợ để mua bán.” Chợ trâu bò Nam Nghĩa ra đời đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi, tìm hiểu trâu bò của người dân, trở thành nơi cung cấp trâu bò lớn của tỉnh Nghệ An. Đến đây mua, bán trâu bò không chỉ có người dân Nghệ An mà còn ở các địa phương khác, có những phiên chợ có cả người dân đến từ các tỉnh, như Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Theo ông Trần Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn: “Chợ trâu bò Nam Nghĩa hoạt động rất sôi động, tạo được giao lưu, giao thương trâu bò của người dân. Từ việc có chợ, nông dân đã thực hiện được việc luân chuyển trâu bò, tạo được công ăn việc làm; cũng qua đó, nông dân đã biết và có ý thức hơn việc chăm nuôi trâu bò để đem ra chợ bán, cũng là cách làm tăng thu nhập cho nông dân."
Ngôi chợ độc đáo có một không hai này đã tồn tại từ nhiều đời nay đang góp nên một nét đặc sắc ở vùng nông thôn. Đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi trâu bò ngày càng tăng của người dân địa phương, chợ đang được địa phương xây dựng thành một trung tâm mua bán trâu bò lớn, trở thành điểm đến cho những ai có nhu cầu mua bán, trao đổi, tìm hiểu về trâu bò./.
Chợ trâu bò Nam Nghĩa hình thành từ hàng chục năm nay, gắn với cuộc sống của nhiều thế hệ người dân nông thôn, không chỉ ở xã Nam Nghĩa mà còn với nông dân ở các huyện khác trong tỉnh Nghệ An. Chợ đặc sắc không chỉ ở người bán, người mua đều là nông dân, mà còn ở hàng hóa mua bán duy nhất là trâu bò, những con vật quen thuộc gắn liền với cuộc sống người dân nông thôn.
Do chợ chỉ bán và mua duy nhất một “mặt hàng” là trâu bò nên mỗi khi phiên chợ diễn ra, trâu bò được nông dân từ khắp các huyện trong tỉnh Nghệ An đem đến chợ để bán. Trâu bò ở chợ có nhiều loại, từ bê nghé mới có 5, 7 tháng tuổi đến những con trâu bò được nuôi từ nhiều năm, với các loại giống khác nhau. Cũng có người đến chợ tìm mua trâu bò chỉ là đem về vỗ béo một thời gian, sau đó bán kiếm lời; có người đến để mua trâu bò đem về làm cày kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình; lại có người đến chợ tìm mua trâu bò về giết thịt đem bán… Chợ đáp ứng được tất cả những nhu cầu mua, bán trâu bò của bất cứ “khách hàng” khó tính nào. Tại đây, khách hàng tha hồ lựa chọn trâu bò mà mình ưng ý nhất.
Sáng 11/4 (tức 21/3 âm lịch) là phiên chợ. Anh Nguyễn Hữu Phòng là người dân ở tận xã xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn, cách chợ 40 km đã đem 2 con trâu mà gia đình nuôi được 4 năm đến chợ để bán. Không chỉ có lần này mà những lần khác cũng vậy, cứ mỗi lần bán, mua trâu bò, anh Phòng đều đến đây như là thói quen. Anh Nguyễn Hữu Phòng cho biết: “Chợ trâu bò Nam Nghĩa là chợ nổi tiếng, đến đây tha hồ chợ lựa, mua bán trâu bò. Mang trâu đến bán ở chợ rất yên tâm; bán xong có thể chọn mua được ngay trâu hoặc bò để đem về nuôi mà không phải mất công, tốn thời gian tìm ở nơi khác.”
Chợ họp vào các ngày 1, 4, 8, 11, 14, 18, 21, 24, 28 âm lịch hàng tháng. Vào những ngày này, chợ rất nhộn nhịp, mỗi buổi sáng có từ 400 đến 600 con trâu bò được người dân đem đến để mua bán, trao đổi.
Trâu bò được vận chuyển đến chợ bằng nhiều cách khác nhau. Nếu nhà gần thì người bán có thể dắt trâu bò đến chợ, nếu nhà ở xa thì thuê ô tô, dùng xe máy để chở. Thị trường phát triển, ở chợ đã có hẳn một dịch vụ chở thuê trâu bò đến chợ hoặc chở trâu bò từ chợ về nhà cho những ai có nhu cầu với giá cả phải chăng.
Chợ hình thành từ nhiều đời nay nên ở chợ luôn có những người rất giỏi về việc mua, bán trâu bò, sẵn sàng tư vấn cho người mua mới. Với kinh nghiệm của mình, có những người nhìn qua là có thể biết được con trâu bò nào thích hợp để mua dùng vào việc cày kéo, con nào thích hợp để mua giết thịt.
Do là chợ lớn nên tại đây, nên việc mua bán trâu bò luôn có sự giám sát của ngành thú y, an ninh viên xã Nam Nghĩa và của các ngành chức năng. Việc làm này với mục đích chính là để việc mua bán trâu bò của người dân được diễn ra thuận lợi, đảm bảo người cần mua thì mua được trâu bò không mắc bệnh. Công việc này đối với cán bộ thú y là không đơn giản vì trâu bò đến từ nhiều nguồn, từ nhiều địa phương khác nhau, trong khi số lượng trâu bò mỗi phiên chợ là rất lớn.
Ông Nguyễn Hữu Lục, phụ trách thú y xã Nam Nghĩa cho biết: “Thú y xã thường xuyên kiểm tra trâu bò mua bán tại chợ, trong đó có việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng, nếu có những con nghi ngờ bị bệnh thì thực hiện việc cách ly, không cho đưa vào chợ để mua bán.” Chợ trâu bò Nam Nghĩa ra đời đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi, tìm hiểu trâu bò của người dân, trở thành nơi cung cấp trâu bò lớn của tỉnh Nghệ An. Đến đây mua, bán trâu bò không chỉ có người dân Nghệ An mà còn ở các địa phương khác, có những phiên chợ có cả người dân đến từ các tỉnh, như Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Theo ông Trần Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn: “Chợ trâu bò Nam Nghĩa hoạt động rất sôi động, tạo được giao lưu, giao thương trâu bò của người dân. Từ việc có chợ, nông dân đã thực hiện được việc luân chuyển trâu bò, tạo được công ăn việc làm; cũng qua đó, nông dân đã biết và có ý thức hơn việc chăm nuôi trâu bò để đem ra chợ bán, cũng là cách làm tăng thu nhập cho nông dân."
Ngôi chợ độc đáo có một không hai này đã tồn tại từ nhiều đời nay đang góp nên một nét đặc sắc ở vùng nông thôn. Đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi trâu bò ngày càng tăng của người dân địa phương, chợ đang được địa phương xây dựng thành một trung tâm mua bán trâu bò lớn, trở thành điểm đến cho những ai có nhu cầu mua bán, trao đổi, tìm hiểu về trâu bò./.
Nguyễn Văn Nhật (TTXVN)