Phát biểu với báo giới tại Tokyo ngày 15/9, Đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên Stephen Bosworth cho rằng khó có thể sớm đạt được tiến bộ về đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh rằng chỉ nối lại đàm phán khi Bình Nhưỡng có những nỗ lực cụ thể và rõ ràng.
Trong cuộc hội đàm ngày 14/9, ông Bosworth và Cục trưởng phụ trách khu vực châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đều nhất trí cho rằng Triều Tiên cần thực hiện các bước cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa trước khi nối lại đàm phán sáu bên.
Theo ông Bosworth, bất chấp những diễn biến mới trên trong quan hệ liên Triều, tình hình hiện tại chưa chín muồi để các bên liên quan nối lại đàm phán sáu bên.
Về phần mình, quan chức Nhật Bản tuyên bố chia sẻ quan điểm với Mỹ, đồng thời lưu ý rằng tiến trình xây dựng lòng tin là cần thiết để nối lại đàm phán.
Hai bên khẳng định ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đó, Đặc phái viên Bosworth đã hội đàm với Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Wi Sung-Lac.
Tại cuộc gặp này, ông Bosworth nói rằng Mỹ chờ đợi dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng mong muốn và quyết tâm giải quyết vấn đề hạt nhân, đồng thời khẳng định Washington chỉ nối lại đàm phán sáu bên khi các cuộc đàm phán có thể đem lại kết quả "có ý nghĩa."
Trong khi đó, quan chức Hàn Quốc giữ quan điểm cho rằng trước khi nối lại đàm phán sáu bên, Bình Nhưỡng phải xin lỗi về vụ chìm tàu chiến Cheonan và phải có các bước đi cụ thể nhằm giải trừ hạt nhân, bao gồm đóng cửa các cơ sở hạt nhân quan trọng, tiếp nhận trở lại các thanh sát viên quốc tế.
Các nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc và Mỹ quyết định không chấp thuận kế hoạch nối lại đàm phán sáu bên do Trung Quốc đề xuất.
Kế hoạch này gồm ba giai đoạn, trước hết là tổ chức cuộc gặp song phương giữa Mỹ và Triều Tiên, tiếp theo là đàm phán sơ bộ và cuối cùng là chính thức đàm phán sáu bên.
Sau khi đến Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Bosworth chiều 15/9 đã đến Bắc Kinh để tham vấn các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc nối lại đàm phán sáu bên.
Trước khi ông Bosworth tới Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du một lần nữa khẳng định Trung Quốc cam kết cùng các bên nỗ lực tạo điều kiện cho tái khởi động ̣đàm phán sáu bên.
Việc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đàm phán sáu bên, thực hiện toàn diện các mục tiêu trong "Tuyên bố chung ngày 19/9" sẽ góp phần cho hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, phù hợp với lợi ích chung của các bên liên quan.
Theo thông cáo của Bộ Chỉ huy lực lượng giám sát hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên của Liên hợp quốc tại Hàn Quốc (UNC), cuộc họp cấp Đại tá lần thứ năm giữa UNC và Triều Tiên sẽ được tổ chức sáng 16/9 tại làng đình chiến Panmunjom.
Đây là một phần trong một loạt các cuộc thảo luận về thời gian, chương trình nghị sự và những nghi thức cho các cuộc đối thoại cấp tướng về vấn đề liên quan tới vụ đắm chiến hạm Cheonan hồi tháng Ba khiến 46 thủy thủ thiệt mạng./.
Trong cuộc hội đàm ngày 14/9, ông Bosworth và Cục trưởng phụ trách khu vực châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đều nhất trí cho rằng Triều Tiên cần thực hiện các bước cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa trước khi nối lại đàm phán sáu bên.
Theo ông Bosworth, bất chấp những diễn biến mới trên trong quan hệ liên Triều, tình hình hiện tại chưa chín muồi để các bên liên quan nối lại đàm phán sáu bên.
Về phần mình, quan chức Nhật Bản tuyên bố chia sẻ quan điểm với Mỹ, đồng thời lưu ý rằng tiến trình xây dựng lòng tin là cần thiết để nối lại đàm phán.
Hai bên khẳng định ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đó, Đặc phái viên Bosworth đã hội đàm với Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Wi Sung-Lac.
Tại cuộc gặp này, ông Bosworth nói rằng Mỹ chờ đợi dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng mong muốn và quyết tâm giải quyết vấn đề hạt nhân, đồng thời khẳng định Washington chỉ nối lại đàm phán sáu bên khi các cuộc đàm phán có thể đem lại kết quả "có ý nghĩa."
Trong khi đó, quan chức Hàn Quốc giữ quan điểm cho rằng trước khi nối lại đàm phán sáu bên, Bình Nhưỡng phải xin lỗi về vụ chìm tàu chiến Cheonan và phải có các bước đi cụ thể nhằm giải trừ hạt nhân, bao gồm đóng cửa các cơ sở hạt nhân quan trọng, tiếp nhận trở lại các thanh sát viên quốc tế.
Các nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc và Mỹ quyết định không chấp thuận kế hoạch nối lại đàm phán sáu bên do Trung Quốc đề xuất.
Kế hoạch này gồm ba giai đoạn, trước hết là tổ chức cuộc gặp song phương giữa Mỹ và Triều Tiên, tiếp theo là đàm phán sơ bộ và cuối cùng là chính thức đàm phán sáu bên.
Sau khi đến Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Bosworth chiều 15/9 đã đến Bắc Kinh để tham vấn các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc nối lại đàm phán sáu bên.
Trước khi ông Bosworth tới Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du một lần nữa khẳng định Trung Quốc cam kết cùng các bên nỗ lực tạo điều kiện cho tái khởi động ̣đàm phán sáu bên.
Việc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đàm phán sáu bên, thực hiện toàn diện các mục tiêu trong "Tuyên bố chung ngày 19/9" sẽ góp phần cho hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, phù hợp với lợi ích chung của các bên liên quan.
Theo thông cáo của Bộ Chỉ huy lực lượng giám sát hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên của Liên hợp quốc tại Hàn Quốc (UNC), cuộc họp cấp Đại tá lần thứ năm giữa UNC và Triều Tiên sẽ được tổ chức sáng 16/9 tại làng đình chiến Panmunjom.
Đây là một phần trong một loạt các cuộc thảo luận về thời gian, chương trình nghị sự và những nghi thức cho các cuộc đối thoại cấp tướng về vấn đề liên quan tới vụ đắm chiến hạm Cheonan hồi tháng Ba khiến 46 thủy thủ thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)