Rạng sáng 11/1, tại Cổng Trời, đèo Ô Quý Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai) đoạn giáp ranh với địa phận tỉnh Lai Châu đã xuất hiện nhiều địa điểm đóng băng.
Nhiệt độ giảm xuống 0 độ, làm một số trâu bò ở các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Trung Chải (Sa Pa) bị chết rét.
Từ thị trấn Sa Pa lên đèo Ô Quý Hồ, sương muối dày đặc kèm theo mưa phùn nên tầm nhìn của người tham gia giao thông chỉ khoảng 5-10m. Cảnh vật chìm trong giá lạnh, khiến nhiều ôtô, xe máy không thể di chuyển được.
Tại Cổng Trời, cảnh tượng đóng băng bao phủ, cây cối tại đây bị một lớp băng tuyết bọc trắng xóa. Mọi hoạt động của người dân quanh vùng bị ngưng trệ, học sinh đã được nghỉ học từ ngày thứ thứ 2 đầu tuần (ngày 10/1). Chỉ còn một số hàng quán ven đường hoạt động để phục vụ du khách đến tham quan sự kỳ thú này của thiên nhiên.
Chị Lý Thị Ngân, người dân tộc Mông, xã Ô Quý Hồ bán hàng cho biết: lạnh giá bắt đầu gần một tuần nay, nhưng tình trạng đóng băng xảy ra lúc nửa đêm 10/1 rạng ngày 11/1. Mọi người dân ở đây đã đóng kín cửa ở trong nhà để tránh rét. Hầu như nhà nào cũng đã chuẩn bị đủ củi đun, thức ăn và nước uống đề phòng lạnh giá kéo dài.
Anh Trần Văn Toàn, khách du lịch đến từ tỉnh Nam Định, có mặt tại địa điểm đóng băng cho biết: "Thật là tuyệt vời, chưa bao giờ tôi được nhìn thấy cái "tủ lạnh" nào to đến thế này. Tôi cùng bạn bè đã theo dõi thời tiết rất lâu rồi và lên Sa Pa cũng được 4 ngày, giờ mới được thưởng thức cảnh đóng băng kỳ thú đến vậy! Tôi sẽ chụp nhiều ảnh về làm kỷ niệm để khoe với mọi người."
Bên cạnh niềm hân hoan của những người được tận mắt thưởng thức vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên lại là nỗi buồn của người nông dân Sa Pa trước rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sản xuất.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai cùng các cơ quan ban ngành đã tuyên truyền, khuyến cáo bà con địa phương các huyện vùng cao, nhất là huyện Sa Pa các biện pháp phòng chống rét cho người, cây trồng, vật nuôi, đặc biệt đối với đàn gia súc. Sáng 11/1, Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa đã có phiên họp khẩn cấp để bàn các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại.
Theo thống kê sơ bộ của huyện đã có 16 con trâu, bò bị chết rét. Một số diện tích hoa màu cũng bị thiệt hại do sương muối đang được khẩn trương thống kê. Huyện Sa Pa cũng khẩn trương dùng mọi biện pháp di chuyển toàn bộ đàn gia súc nơi có nguy cơ bị rét cóng xuống vùng thấp. Hiện, trên đường quốc lộ 4D, hàng trăm con trâu bò đang được các hộ dân lùa xuống vùng thấp..../.
Nhiệt độ giảm xuống 0 độ, làm một số trâu bò ở các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Trung Chải (Sa Pa) bị chết rét.
Từ thị trấn Sa Pa lên đèo Ô Quý Hồ, sương muối dày đặc kèm theo mưa phùn nên tầm nhìn của người tham gia giao thông chỉ khoảng 5-10m. Cảnh vật chìm trong giá lạnh, khiến nhiều ôtô, xe máy không thể di chuyển được.
Tại Cổng Trời, cảnh tượng đóng băng bao phủ, cây cối tại đây bị một lớp băng tuyết bọc trắng xóa. Mọi hoạt động của người dân quanh vùng bị ngưng trệ, học sinh đã được nghỉ học từ ngày thứ thứ 2 đầu tuần (ngày 10/1). Chỉ còn một số hàng quán ven đường hoạt động để phục vụ du khách đến tham quan sự kỳ thú này của thiên nhiên.
Chị Lý Thị Ngân, người dân tộc Mông, xã Ô Quý Hồ bán hàng cho biết: lạnh giá bắt đầu gần một tuần nay, nhưng tình trạng đóng băng xảy ra lúc nửa đêm 10/1 rạng ngày 11/1. Mọi người dân ở đây đã đóng kín cửa ở trong nhà để tránh rét. Hầu như nhà nào cũng đã chuẩn bị đủ củi đun, thức ăn và nước uống đề phòng lạnh giá kéo dài.
Anh Trần Văn Toàn, khách du lịch đến từ tỉnh Nam Định, có mặt tại địa điểm đóng băng cho biết: "Thật là tuyệt vời, chưa bao giờ tôi được nhìn thấy cái "tủ lạnh" nào to đến thế này. Tôi cùng bạn bè đã theo dõi thời tiết rất lâu rồi và lên Sa Pa cũng được 4 ngày, giờ mới được thưởng thức cảnh đóng băng kỳ thú đến vậy! Tôi sẽ chụp nhiều ảnh về làm kỷ niệm để khoe với mọi người."
Bên cạnh niềm hân hoan của những người được tận mắt thưởng thức vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên lại là nỗi buồn của người nông dân Sa Pa trước rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sản xuất.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai cùng các cơ quan ban ngành đã tuyên truyền, khuyến cáo bà con địa phương các huyện vùng cao, nhất là huyện Sa Pa các biện pháp phòng chống rét cho người, cây trồng, vật nuôi, đặc biệt đối với đàn gia súc. Sáng 11/1, Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa đã có phiên họp khẩn cấp để bàn các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại.
Theo thống kê sơ bộ của huyện đã có 16 con trâu, bò bị chết rét. Một số diện tích hoa màu cũng bị thiệt hại do sương muối đang được khẩn trương thống kê. Huyện Sa Pa cũng khẩn trương dùng mọi biện pháp di chuyển toàn bộ đàn gia súc nơi có nguy cơ bị rét cóng xuống vùng thấp. Hiện, trên đường quốc lộ 4D, hàng trăm con trâu bò đang được các hộ dân lùa xuống vùng thấp..../.
Bùi Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)