Tính đến tháng Tư này, cả nước đã thực hiện được 212 ca ghép tế bào gốc cho bệnh máu, trong đó có 124 ca ghép tự thân và 88 ca ghép đồng loại cho kết quả tốt.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị khoa học về tế bào gốc toàn quốc lần thứ II, diễn ra trong hai ngày 26-27/4, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Gần 300 đại biểu là bác sỹ, nhà khoa học của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, bệnh viện lớn, trường đại học y, trung tâm nghiên cứu tế bào gốc trong nước và các chuyên gia đến từ các nước Đức, Hàn Quốc tham dự hội nghị.
Hội nghị báo cáo kết qủa các nghiên cứu đã thực hiện trong năm 2010-2011 và thảo luận về xây dựng định hướng chiến lược nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong y học ở Việt Nam đến năm 2020.
Tại hội nghị, 30 bài chuyên luận, báo cáo nghiên cứu khoa học về ứng dụng tế bào gốc trên các lĩnh vực như huyết học-truyền máu, mắt, tim mạch, da liễu, bỏng, ngoại khoa... được các diễn giả trình bày, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận để hoạt động về tế bào gốc, ứng dụng trong điều trị bệnh thực hiện hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tiến hành từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước và thực hiện sớm nhất trong lĩnh vực huyết học-truyền máu. Năm 1995, Việt Nam đã ghép tế bào gốc tủy xương cho một bệnh nhân 26 tuổi bị bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính. Đây là một loại ung thư phổ biến của các tế bào máu.
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh phát triển mạnh trên cả nước. Nhiều cơ sở y tế như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện 108, Bệnh viện 19/8... nghiên cứu, ứng dụng ghép tế bào gốc điều trị bệnh.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, đối với bệnh máu, tỷ lệ thành công là 65-75%; ghép tế bào gốc điều trị các bệnh khác tỷ lệ thành công khá cao, đặc biệt là nhóm bệnh lý xương khớp là hơn 80%.
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam, để chuyên khoa Huyết học-Truyền máu hoạt động tốt hơn, trong thời gian tới cần xây dựng lực lượng và phát triển nguồn người hiến tế bào gốc. Đây là việc quan trọng hàng đầu, quyết định việc đẩy mạnh hoạt động ghép tế bào gốc, đặc biệt là ghép tế bào gốc đồng loại.
Theo ông Nguyễn Anh Trí, cần có một “Chương trình tế bào gốc quốc gia” với sự hợp tác của nhiều tổ chức, trung tâm y tế trong cả nước mới có đủ nguồn lực xây dựng và phát triển nguồn người hiến tế bào gốc./.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị khoa học về tế bào gốc toàn quốc lần thứ II, diễn ra trong hai ngày 26-27/4, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Gần 300 đại biểu là bác sỹ, nhà khoa học của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, bệnh viện lớn, trường đại học y, trung tâm nghiên cứu tế bào gốc trong nước và các chuyên gia đến từ các nước Đức, Hàn Quốc tham dự hội nghị.
Hội nghị báo cáo kết qủa các nghiên cứu đã thực hiện trong năm 2010-2011 và thảo luận về xây dựng định hướng chiến lược nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong y học ở Việt Nam đến năm 2020.
Tại hội nghị, 30 bài chuyên luận, báo cáo nghiên cứu khoa học về ứng dụng tế bào gốc trên các lĩnh vực như huyết học-truyền máu, mắt, tim mạch, da liễu, bỏng, ngoại khoa... được các diễn giả trình bày, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận để hoạt động về tế bào gốc, ứng dụng trong điều trị bệnh thực hiện hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tiến hành từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước và thực hiện sớm nhất trong lĩnh vực huyết học-truyền máu. Năm 1995, Việt Nam đã ghép tế bào gốc tủy xương cho một bệnh nhân 26 tuổi bị bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính. Đây là một loại ung thư phổ biến của các tế bào máu.
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh phát triển mạnh trên cả nước. Nhiều cơ sở y tế như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện 108, Bệnh viện 19/8... nghiên cứu, ứng dụng ghép tế bào gốc điều trị bệnh.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, đối với bệnh máu, tỷ lệ thành công là 65-75%; ghép tế bào gốc điều trị các bệnh khác tỷ lệ thành công khá cao, đặc biệt là nhóm bệnh lý xương khớp là hơn 80%.
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam, để chuyên khoa Huyết học-Truyền máu hoạt động tốt hơn, trong thời gian tới cần xây dựng lực lượng và phát triển nguồn người hiến tế bào gốc. Đây là việc quan trọng hàng đầu, quyết định việc đẩy mạnh hoạt động ghép tế bào gốc, đặc biệt là ghép tế bào gốc đồng loại.
Theo ông Nguyễn Anh Trí, cần có một “Chương trình tế bào gốc quốc gia” với sự hợp tác của nhiều tổ chức, trung tâm y tế trong cả nước mới có đủ nguồn lực xây dựng và phát triển nguồn người hiến tế bào gốc./.
Lê Huy Hải (TTXVN)