Nhà chức trách Indonesia hôm 29/10 đã mở một chiến dịch tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Boeing 737 thuộc hãng Lion Air bị đâm xuống biển không lâu sau khi cất cánh.
Chiếc máy bay mang số hiệu JT-610 cất cánh lúc 6 giờ 20 sáng và mất liên lạc với đài không lưu vào lúc 6 giờ 33. Theo kế hoạch nó sẽ tới Pangkal Pinang vào lúc 7 giờ 20 sáng.
Ông Muhamad Syaugi, lãnh đạo cơ quan tìm kiếm cứu hộ quốc gia Indonesia, nói trong một cuộc họp báo vào sáng cùng ngày rằng máy bay đã lao xuống vịnh Jarawang, tỉnh Tây Java. Vùng biển ở nơi máy bay rơi sâu khoảng 30-35m.
"Trên mặt biển, chúng tôi đã tìm thấy các mảnh vỡ... Địa điểm tìm thấy mảnh vỡ là khoảng 2 hải lý, tính từ nơi máy bay mất liên lạc", ông cho biết.
Theo Straits Times, máy bay đã xin được trở lại điểm xuất phát, trước khi biến mất khỏi radar.
Cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia chính thức xác nhận chiếc máy bay chở khách của hãng Lion Air đã bị đâm xuống biển khi đang trên đường từ Jakarta tới thành phố Pangkal Pinang.
"Thông tin máy bay rơi đã được xác nhận", phát ngôn viên Yusuf Latif của cơ quan trên thông báo qua tin nhắn với hãng tin Reuters.
UPDATE: Here’s the flight path of Indonesia’s Lion Air #JT610, from @flightradar24 data.
— TicToc by Bloomberg (@tictoc) October 29, 2018
It’s not clear how many passengers and crew were on board https://t.co/PvyF23XoEl pic.twitter.com/5O4PxhjB4p
Flightradar 24 đang tải xuống và phân tích dữ liệu phát ra từ hệ thống giám sát tự động phụ thuộc ADS-B của máy bay. Các phân tích ban đầu cho thấy máy bay đang tăng tốc độ, nhưng lại giảm độ cao ở lần truyền dữ liệu cuối cùng.
Lion Air là một hãng hàng không giá rẻ ở Indonesia. Một quan chức của Lion Air nói với BBC rằng hãng vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay. Tổng giám đốc điều hành Edward Sirait thì trả lời Reuters rằng công ty ông "không thể đưa ra bất kỳ bình luận nào" về vụ tai nạn và đang trong quá trình "thu thập tất cả thông tin và dữ liệu" liên quan tới vụ việc.
Lion Air #JT610pic.twitter.com/QY0hgYarSH
— Dion Yuliarto (@DionYuliar) October 29, 2018
Trong gần một thập kỷ, Lion Air bị Liên minh châu Âu cấm bay vào không phận châu Âu, sau khi bị đánh giá là thiếu an toàn bởi thành tích an toàn tồi tệ kể từ năm 2007. Tuy nhiên lệnh cấm bị dỡ bỏ vào ngày 16/6/2016.
Năm nay, Lion Air đã giành được một giải thưởng hàng đầu về an toàn do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) trao tặng. Công ty cũng được nâng hạng lên nhóm an toàn hàng đầu do tổ chức xếp hạng hàng không AirlineRatings.com trao tặng.
Video: Rescue workers at the site of Indonesia Lion Air plane crash pic.twitter.com/SSZHCInz3p
— Khalid khi (@khalid_pk) October 29, 2018
Năm 2013, chiếc máy bay Lion Air mang số hiệu 904 đã rơi xuống biển khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Ngurah Rai ở Bali. May mắn là toàn bộ 108 hành khách trên máy bay đã sống sót. Năm 2004, chiếc máy bay Lion Air số hiệu 538 cất cánh từ Jakarta đã bị vỡ khi hạ cánh xuống thành phố Solo, làm 25 người thiệt mạng.
Ông Muhamad Syaugi, lãnh đạo cơ quan tìm kiếm cứu hộ quốc gia Indonesia, nói trong một cuộc họp báo vào sáng cùng ngày rằng máy bay đã lao xuống vịnh Jarawang, tỉnh Tây Java. Vùng biển ở nơi máy bay rơi sâu khoảng 30-35m.
"Trên mặt biển, chúng tôi đã tìm thấy các mảnh vỡ... Địa điểm tìm thấy mảnh vỡ là khoảng 2 hải lý, tính từ nơi máy bay mất liên lạc", ông Muhamad Syaugi cho biết.
Theo Straits Times, máy bay đã xin được trở lại điểm xuất phát, trước khi biến mất khỏi radar.
Một người dùng Twitter chia sẻ hình ảnh chiếc vé lên máy bay mang số hiệu JT-610 mà bạn anh gửi. Người bạn này lẽ ra bay vào ngày hôm nay, từ Jakarta tới Pangkal Pinang, nhưng do thay đổi lịch làm việc với đối tác kinh doanh nên khởi hành sớm vài ngày, vẫn trên chiếc Boeing mang số hiệu JT-610. Khi hay tin dữ, anh đã lôi chiếc vé ra xem lại và run rẩy không kiềm chế nổi, vì biết mình may mắn thoát chết.
Một hành khách tải lên Twitter bức ảnh mà anh nói là chụp 40 phút trước khi JT-610 cất cánh. Anh cho biết cuộc điều tra vào vụ tai nạn có thể sẽ mang tới nhiều thông tin đáng chú ý, bởi chiếc máy bay bị rơi còn rất mới và thời tiết thì rất thuận lợi chứ không hề có bão hay mưa lớn.
Danh sách tổ bay được chia sẻ nhiều trên Twitter. Cơ trưởng của chuyến bay là Bhavye Suneja, cơ phó Harvino. Tiếp viên trưởng là Shintia Melina, các tiếp viên còn lại gồm Citra Novita Anggelia, Alfiani Hidayatul Solikah, Fita Damayanti Simarmata và Mery Yulyanda.
This is breaking my heart...#JT610 #LionAir pic.twitter.com/F54OVNYvaT
— 𝐟𝐚𝐢𝐫𝐮𝐳 (@damselinblues) October 29, 2018
lion air #JT610 name list pic.twitter.com/hQEXmSrr0O
— liangshan (@liangsh35860095) October 29, 2018
Divers doing their search and rescue ops. #JT610 #LionAir pic.twitter.com/nUBw03fkc9
— IZ Reloaded (@izreloaded) October 29, 2018
The video from the first pic is NOT from Lion Air Flight #JT610
— Isaac Low (@Isaac_High) October 29, 2018
The video does not depict the correct interior design of a 737 Max 8. The overhead bins should be much more curved.
The plane in the vid has the old 737 interior. The second pic shows the Sky Interior's design. pic.twitter.com/nVNkjGMNAL
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ rơi máy bay JT 610 của hãng hàng không Lion Air, ngày 29/10 Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại để xác minh thông tin về việc có công dân Việt Nam trên chuyến bay hay không.
Theo các thông tin nhận được cho đến nay không có hành khách người Việt trên chuyến bay xấu số này.