Khi tắm hoặc ngâm lâu trong nước, da của bạn có dấu hiệu bị nhăn lại. Liệu chúng sẽ bị phân hủy hay không?
Các nhà khoa học Australia đã cất công đi tìm câu trả lời và phát hiện ra rằng, da người chỉ nhăn chứ không phân hủy khi ngâm trong nước.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí The Royal Society Interface, tiến sĩ Myfanwy Evans thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) và các cộng sự giải thích rằng, khi ở trong bồn tắm một lúc, lớp da bên ngoài của cơ thể giãn ra. Hiện tượng này khiến da nhăn lại và dấu vân tay cũng trở nên to hơn.
Nhóm nghiên cứu đã dựng mô hình những cấu trúc giống lớp da bên ngoài trên máy tính và xác định đặc điểm đặc biệt trên da giúp lý giải tại sao da vẫn kết dính với nhau khi ngâm trong nước.
Bà Evans nói: “Chúng tôi đưa ra kết luận này từ quan điểm hoàn toàn theo lý thuyết hình học. Chúng tôi muốn giải thích một số hiện tượng quan sát được trên da. Mô hình của chúng tôi giải thích vì sao da vẫn duy trì cấu trúc chắc chắn mặc dù có thể giãn nở trong nước. Đây là hiện tượng trước đây chưa thể giải thích được.”
Tiến sĩ Evans cho rằng, lớp da bên ngoài được cấu tạo từ các sợi có cấu tạo từ chất keratin (chất sừng) hình xoắn ốc đan vào nhau theo cấu trúc ba chiều.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, một số cấu trúc kết nối keratin khiến cho lớp da có tính chất giống như tấm bọt biển, không thấm nước khi được thả dưới nước. Các sợi xoắn ốc cũng có thể căng ra, khiến cho chất cấu tạo giãn theo và làm tăng thể tích lượng nước nó có thể chứa. Tuy nhiên, điểm quan trọng là khi chất cấu tạo giãn ra, tất cả những mối kết nối giữa các sợi vẫn được duy trì.
Theo đánh giá, các mối liên kết giữa các sợi chính là yếu tố tạo nên sự ổn định của cấu trúc da. Trong quá trình giãn nở, tất cả các mối liên kết bên trong các sợi được duy trì. Vì vậy, thành phần cấu tạo vẫn duy trì trạng thái gắn kết chặt chẽ.
Đó chính là đặc điểm đặc biệt của da khi ngâm trong bồn tắm nếu thời gian ngâm không quá lâu. Tuy nhiên, sau 24 giờ ngâm trong liên tục nước, làn da có thể bị tổn thương không thể phục hồi.
Da là cơ quan cảm nhận chính trong giao tiếp với thế giới bên ngoài của con người. Các nhà khoa học cho biết, có tới 250 loại vi khuẩn cư trú trên da người, trong số này có các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Tiến sĩ Evans và các cộng sự hy vọng rằng phát hiện mới này sẽ giúp giới khoa học tạo ra các nguyên liệu có cấu tạo giống như da thật./.|
Các nhà khoa học Australia đã cất công đi tìm câu trả lời và phát hiện ra rằng, da người chỉ nhăn chứ không phân hủy khi ngâm trong nước.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí The Royal Society Interface, tiến sĩ Myfanwy Evans thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) và các cộng sự giải thích rằng, khi ở trong bồn tắm một lúc, lớp da bên ngoài của cơ thể giãn ra. Hiện tượng này khiến da nhăn lại và dấu vân tay cũng trở nên to hơn.
Nhóm nghiên cứu đã dựng mô hình những cấu trúc giống lớp da bên ngoài trên máy tính và xác định đặc điểm đặc biệt trên da giúp lý giải tại sao da vẫn kết dính với nhau khi ngâm trong nước.
Bà Evans nói: “Chúng tôi đưa ra kết luận này từ quan điểm hoàn toàn theo lý thuyết hình học. Chúng tôi muốn giải thích một số hiện tượng quan sát được trên da. Mô hình của chúng tôi giải thích vì sao da vẫn duy trì cấu trúc chắc chắn mặc dù có thể giãn nở trong nước. Đây là hiện tượng trước đây chưa thể giải thích được.”
Tiến sĩ Evans cho rằng, lớp da bên ngoài được cấu tạo từ các sợi có cấu tạo từ chất keratin (chất sừng) hình xoắn ốc đan vào nhau theo cấu trúc ba chiều.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, một số cấu trúc kết nối keratin khiến cho lớp da có tính chất giống như tấm bọt biển, không thấm nước khi được thả dưới nước. Các sợi xoắn ốc cũng có thể căng ra, khiến cho chất cấu tạo giãn theo và làm tăng thể tích lượng nước nó có thể chứa. Tuy nhiên, điểm quan trọng là khi chất cấu tạo giãn ra, tất cả những mối kết nối giữa các sợi vẫn được duy trì.
Theo đánh giá, các mối liên kết giữa các sợi chính là yếu tố tạo nên sự ổn định của cấu trúc da. Trong quá trình giãn nở, tất cả các mối liên kết bên trong các sợi được duy trì. Vì vậy, thành phần cấu tạo vẫn duy trì trạng thái gắn kết chặt chẽ.
Đó chính là đặc điểm đặc biệt của da khi ngâm trong bồn tắm nếu thời gian ngâm không quá lâu. Tuy nhiên, sau 24 giờ ngâm trong liên tục nước, làn da có thể bị tổn thương không thể phục hồi.
Da là cơ quan cảm nhận chính trong giao tiếp với thế giới bên ngoài của con người. Các nhà khoa học cho biết, có tới 250 loại vi khuẩn cư trú trên da người, trong số này có các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Tiến sĩ Evans và các cộng sự hy vọng rằng phát hiện mới này sẽ giúp giới khoa học tạo ra các nguyên liệu có cấu tạo giống như da thật./.|
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)