Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao và các cá nhân thuộc diện thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao vào làm việc tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Cụ thể, có hai đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất là nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và nhà đầu tư có dự án xây dựng nhà ở trong Khu công nghệ cao.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung của Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, dự án đầu tư xây dựng khu đào tạo, khu nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, khu ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; dự án xây dựng chung cư cho công nhân và chuyên gia làm việc tại Khu Công nghệ cao thuê: được miễn 100% tiền thuê đất và miễn 100% tiền sử dụng đất.
Dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn 11 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động; dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư, dự án đầu tư vào khu quản lý dịch vụ: triển lãm, trưng bày, hội nghị, dự án đầu tư vào khu hậu cần (Tổ chức dịch vụ giao nhận, vận tải, cho thuê bến bãi, bốc xếp hàng hóa) được miễn 3 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động.
Giá cho thuê đất đã có hạ tầng dùng chung đối với các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đối với các dự án sản xuất và dự án kinh doanh dịch vụ lần lượt; trả từng năm: 8.400đồng/m2/năm, 10.500đồng/m2/năm; trả 10 năm một lần: 7.350đồng/m2/năm, 9.450đồng/m2/năm; trả một lần cho toàn bộ thời gian thuê: 5.250đồng/m2/năm, 7.350đồng/m2/năm. Gía cho thuê đất sẽ được giữ ổn định trong vòng 5 năm. Nhà đầu tư trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê được giữ ổn định giá thuê đất đến hết thời hạn đã nộp tiền thuê đất trước đó, kể cả khi Nhà nước có điều chỉnh giá thuê đất.
Các đối tượng là doanh nghiệp mới được thành lập từ Khu Công nghệ cao Đà Nẵng sẽ được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Các nguồn thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập từ kinh doanh sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam sẽ được miễn thuế tối đa 1 năm.
Nhà đầu tư trong nước thuê đất theo hình thức thuê đất có trả tiền thuê đất được quyền thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; bán, góp vốn đối với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất sau khi được sự chấp thuận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời hạn thuê đất đối với trường hợp đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Nhà đầu tư thuê đất theo hình thức thuê đất được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê được quyền bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với tài sản đã đầu tư trên đất nhưng không được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với quyền sử dụng đất. Nhà đầu tư mua lại tài sản trên đất để tiếp tục triển khai dự án thì tiếp tục được quyền thuê lại đất với các quyền và nghĩa vụ như nhà đầu tư trước đó.
Cùng với việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Công nghệ cao, năm 2012, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Đà Nẵng rơi vào trì trệ, đình đốn hoặc phá sản. Trong khi doanh nghiệp đang rất cần sự “tiếp sức” khẩn cấp qua các chính sách cụ thể từ Trung ương đến địa phương, thì lãnh đạo thành phố đã kịp thời có những chỉ đạo cụ thể, bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng bắt đầu có những động thái tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp.
Thành phố giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố khảo sát những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng đang cần vốn trong mức độ cho phép, để đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố được vay vốn từ Quỹ Đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại có chi nhánh trên địa bàn bảo lãnh cho vay đối với những doanh nghiệp có tiềm năng, tiềm lực để hỗ trợ các doanh nghiệp đó phát triển. Quỹ Đầu tư và phát triển Đà Nẵng trước đây chỉ ưu tiên cho các dự án đầu tư, xây dựng, thì đến nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được tiếp cận.
Tính đến nay, có gần 10 doanh nghiệp qua giới thiệu của các Hiệp hội đã được vay từ Quỹ Đầu tư và phát triển với tổng vốn vay trên 50 tỷ đồng. Để vực dậy những doanh nghiệp đã và đang có nguy cơ ngừng hoạt động kinh doanh, phá sản, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Đà Nẵng kiến nghị lãnh đạo chính quyền cần trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp, nhằm hiểu rõ hơn những khó khăn của họ, từ đó kiến nghị với Chính phủ có các giải pháp thiết thực.
Từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn trên cho thấy việc Đà Nẵng quyết định thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Công nghệ cao, đồng thời có những giải pháp cụ thể tháo gỡ cho doanh nghiệp là một bước đi phù hợp và sẽ góp phần tạo nên hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội của địa phương./.
Cụ thể, có hai đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất là nhà đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và nhà đầu tư có dự án xây dựng nhà ở trong Khu công nghệ cao.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung của Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, dự án đầu tư xây dựng khu đào tạo, khu nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, khu ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; dự án xây dựng chung cư cho công nhân và chuyên gia làm việc tại Khu Công nghệ cao thuê: được miễn 100% tiền thuê đất và miễn 100% tiền sử dụng đất.
Dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn 11 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động; dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư, dự án đầu tư vào khu quản lý dịch vụ: triển lãm, trưng bày, hội nghị, dự án đầu tư vào khu hậu cần (Tổ chức dịch vụ giao nhận, vận tải, cho thuê bến bãi, bốc xếp hàng hóa) được miễn 3 năm tiền thuê đất kể từ khi dự án đi vào hoạt động.
Giá cho thuê đất đã có hạ tầng dùng chung đối với các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đối với các dự án sản xuất và dự án kinh doanh dịch vụ lần lượt; trả từng năm: 8.400đồng/m2/năm, 10.500đồng/m2/năm; trả 10 năm một lần: 7.350đồng/m2/năm, 9.450đồng/m2/năm; trả một lần cho toàn bộ thời gian thuê: 5.250đồng/m2/năm, 7.350đồng/m2/năm. Gía cho thuê đất sẽ được giữ ổn định trong vòng 5 năm. Nhà đầu tư trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê được giữ ổn định giá thuê đất đến hết thời hạn đã nộp tiền thuê đất trước đó, kể cả khi Nhà nước có điều chỉnh giá thuê đất.
Các đối tượng là doanh nghiệp mới được thành lập từ Khu Công nghệ cao Đà Nẵng sẽ được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Các nguồn thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập từ kinh doanh sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam sẽ được miễn thuế tối đa 1 năm.
Nhà đầu tư trong nước thuê đất theo hình thức thuê đất có trả tiền thuê đất được quyền thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; bán, góp vốn đối với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất sau khi được sự chấp thuận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời hạn thuê đất đối với trường hợp đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Nhà đầu tư thuê đất theo hình thức thuê đất được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê được quyền bán, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với tài sản đã đầu tư trên đất nhưng không được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn đối với quyền sử dụng đất. Nhà đầu tư mua lại tài sản trên đất để tiếp tục triển khai dự án thì tiếp tục được quyền thuê lại đất với các quyền và nghĩa vụ như nhà đầu tư trước đó.
Cùng với việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Công nghệ cao, năm 2012, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Đà Nẵng rơi vào trì trệ, đình đốn hoặc phá sản. Trong khi doanh nghiệp đang rất cần sự “tiếp sức” khẩn cấp qua các chính sách cụ thể từ Trung ương đến địa phương, thì lãnh đạo thành phố đã kịp thời có những chỉ đạo cụ thể, bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng bắt đầu có những động thái tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp.
Thành phố giao cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố khảo sát những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng đang cần vốn trong mức độ cho phép, để đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố được vay vốn từ Quỹ Đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại có chi nhánh trên địa bàn bảo lãnh cho vay đối với những doanh nghiệp có tiềm năng, tiềm lực để hỗ trợ các doanh nghiệp đó phát triển. Quỹ Đầu tư và phát triển Đà Nẵng trước đây chỉ ưu tiên cho các dự án đầu tư, xây dựng, thì đến nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được tiếp cận.
Tính đến nay, có gần 10 doanh nghiệp qua giới thiệu của các Hiệp hội đã được vay từ Quỹ Đầu tư và phát triển với tổng vốn vay trên 50 tỷ đồng. Để vực dậy những doanh nghiệp đã và đang có nguy cơ ngừng hoạt động kinh doanh, phá sản, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Đà Nẵng kiến nghị lãnh đạo chính quyền cần trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp, nhằm hiểu rõ hơn những khó khăn của họ, từ đó kiến nghị với Chính phủ có các giải pháp thiết thực.
Từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn trên cho thấy việc Đà Nẵng quyết định thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Công nghệ cao, đồng thời có những giải pháp cụ thể tháo gỡ cho doanh nghiệp là một bước đi phù hợp và sẽ góp phần tạo nên hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội của địa phương./.
Văn Sơn (TTXVN)