Với mục tiêu phát triển đô thị bền vững, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã xác lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch trước sự tác động của biến đổi khí hậu.
Ban Quản lý dự án hoàn thành được năm sản phẩm chính bao gồm: Bộ cơ sở dữ liệu thủy văn-thủy lực (DEM) cho thành phố Đà Nẵng; mô hình thủy văn-thủy lực; các kịch bản và đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến thủy văn đô thị; sổ tay hướng dẫn mô hình; đề xuất các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
Dự án đã hoàn thành đúng tiến độ với kết quả đạt chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của Nhà nước về quản lý đô thị, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể về quy hoạch, kỹ thuật công trình và chính sách để góp phần phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tương lai.
Mô hình thủy văn và mô hình mô phỏng sự phát triển đô thị Đà Nẵng là một cơ sở dữ liệu quan trọng đối với công tác quy hoạch xây dựng đô thị trước sự tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Trên cơ sở mô hình này, thiết lập các bản đồ ngập lụt đô thị ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển đô thị, Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Từ đó định hướng việc nghiên cứu, đề ra các quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai.
Mô hình này còn giúp xác định được một số khu vực tại Đà Nẵng và phụ cận không chịu ảnh hưởng lũ lụt và những khu vực có nguy cơ ngập lụt cao không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai.
Mô hình thủy văn và mô phỏng sự phát triển đô thị tại Đà Nẵng là dự án đầu tiên được triển khai ở Việt Nam, với sự tài trợ của Quỹ Rockefeller trong khuôn khổ chương trình Mạng lưới các thành phố châu Á chống chịu với biến đổi khí hậu, được thực hiện tại 10 thành phố trong 4 nước châu Á. Dự án đã kiến nghị nhiều nội dung cần quan tâm trong việc quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng thời gian tới.
Chính thức khởi động từ tháng 3/2011, với tổng vốn đầu tư 223.281 USD, đến nay dự án đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Từ việc xác lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch trước sự tác động của biến đổi khí hậu theo mô hình thủy văn-thủy lực đã cho thấy và các nhà chuyên môn có cơ sở nhận định: Đà Nẵng vẫn có một số khu vực nằm phía Tây huyện Hòa Vang không bị ảnh hưởng của lũ lụt, nên ưu tiên cho việc phát triển các khu đô thị mới, các ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng.
Đối với các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi ngập lụt như hạ lưu sông Vu Gia, Thu Bồn, sông Cu Đê, cần tập trung ưu tiên công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, trong đó xác định cao độ nền xây dựng và giải pháp thoát lũ.
Theo đánh giá của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, Đà Nẵng đã và đang điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, kết quả của dự án đóng góp rất lớn vào công tác quy hoạch này, sẽ giúp cho việc đánh giá đất xây dựng thuận lợi trên cơ sở khoa học, qua đó lựa chọn hướng phát triển đô thị hợp lý, chọn cao độ xây dựng nền phù hợp; đồng thời là cơ sở đề ra những giải pháp mang tính công trình, phi công trình, góp phần bảo vệ thành phố trước tác động của biến đổi khí hậu.
Để nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu, Văn phòng Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng cũng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chuyển đổi môi trường và xã hội Hoa Kỳ, Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, tổ chức các khóa tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho các cán bộ theo dõi lĩnh vực này thuộc các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Qua các khóa tập huấn, các học viên được chia sẻ kiến thức tổng quan về biến đổi khí hậu, nguyên nhân, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp, y tế, cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, tài nguyên nước và kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Nằm trong tổng thể các dự án môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, với tổng kinh phí 223.281 USD từ nguồn tài trợ của Quỹ Rockefeller, thành phố Đà Nẵng đã khởi động dự án “Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu biến đối khí hậu đối với nguồn tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng.”
Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian 2 năm và hoàn thành vào tháng 4/2015. Mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo công tác quy hoạch tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng trong tương lai, chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu.
Nội dung dự án bao gồm việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng nước mặt và thực trạng công tác quản lý nguồn nước, dự báo nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu; từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây là một dự án quan trọng và thiết thực, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình thành phố đang đối mặt với những khó khăn, thách thức về nguồn tài nguyên nước.
Những năm gần đây, nguồn nước cung cấp cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân thành phố có xu hướng cạn kiệt dần, các công trình thủy điện làm thay đổi dòng chảy của sông, tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm các loại hóa chất bảo vệ thực vật trên các sông đầu nguồn gia tăng.
Trong kịch bản biến đổi khí hậu cũng đã đề cập đến tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên nước như là một trong những thách thức to lớn nhất.
Để thực hiện dự án, các chuyên gia sẽ khảo sát, đánh giá hiện trạng việc cung cấp nước sạch của các nhà máy trên địa bàn, nghiên cứu, điều tra, khảo sát các nguồn cung cấp nước cho thành phố từ lưu vực các sông Vu Gia-Thu Bồn, các công trình thủy lợi, thủy điện cấp nước trong toàn khu vực.
Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo lập kế hoạch hoạt động dự án Phát triển đô thị Đà Nẵng thân thiện với môi trường và khí hậu (ECUD).
Dự án ECUD có tổng vốn 2,65 triệu euro, trong đó vốn ODA là 2,5 triệu euro, vốn đối ứng là 150.000 euro. Mục tiêu chung của dự án nhằm hỗ trợ chính quyền thành phố Đà Nẵng xây dựng, quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng lộ trình thành phố môi trường hiệu quả, bền vững, phát triển thông qua cơ chế phối hợp liên ngành.
Sau hơn hai năm thực hiện dự án, đến nay đã hoàn thiện tổ chức cuộc thi ảnh 2012; tổ chức tham quan học tập về “Giám sát môi trường và Hệ thống quản lý thông tin” tại Đức và Thụy Sĩ, tham quan học tập về “Chiến lược phát triển thành phố và ý tưởng phát triển tổng hợp” tại Đức cho cán bộ thành phố; tổ chức cho cán bộ thành phố tham dự hội nghị thành phố chống chịu với biến đổi khí hậu; hỗ trợ kỹ thuật cho Đà Nẵng trong việc quan trắc, giám sát môi trường.
Dự án sẽ thống nhất tập trung thực hiện sáu hạng mục: Xây dựng lộ trình thành phố môi trường; quan trắc môi trường và kiểm kê phát thải môi trường; nghiên cứu điển hình tái chế chất thải rắn và ủ phân; nghiên cứu khả thi về kết hợp hai mô hình thủy văn; nghiên cứu điển hình nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu; lập bản đồ ở các khu vực nhạy cảm của thành phố Đà Nẵng bằng nguồn kinh phí tài trợ dành cho địa phương... Dự án ECUD dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2014./.
Ban Quản lý dự án hoàn thành được năm sản phẩm chính bao gồm: Bộ cơ sở dữ liệu thủy văn-thủy lực (DEM) cho thành phố Đà Nẵng; mô hình thủy văn-thủy lực; các kịch bản và đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến thủy văn đô thị; sổ tay hướng dẫn mô hình; đề xuất các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
Dự án đã hoàn thành đúng tiến độ với kết quả đạt chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của Nhà nước về quản lý đô thị, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể về quy hoạch, kỹ thuật công trình và chính sách để góp phần phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tương lai.
Mô hình thủy văn và mô hình mô phỏng sự phát triển đô thị Đà Nẵng là một cơ sở dữ liệu quan trọng đối với công tác quy hoạch xây dựng đô thị trước sự tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Trên cơ sở mô hình này, thiết lập các bản đồ ngập lụt đô thị ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển đô thị, Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Từ đó định hướng việc nghiên cứu, đề ra các quy định, hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm phát triển đô thị bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai.
Mô hình này còn giúp xác định được một số khu vực tại Đà Nẵng và phụ cận không chịu ảnh hưởng lũ lụt và những khu vực có nguy cơ ngập lụt cao không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai.
Mô hình thủy văn và mô phỏng sự phát triển đô thị tại Đà Nẵng là dự án đầu tiên được triển khai ở Việt Nam, với sự tài trợ của Quỹ Rockefeller trong khuôn khổ chương trình Mạng lưới các thành phố châu Á chống chịu với biến đổi khí hậu, được thực hiện tại 10 thành phố trong 4 nước châu Á. Dự án đã kiến nghị nhiều nội dung cần quan tâm trong việc quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng thời gian tới.
Chính thức khởi động từ tháng 3/2011, với tổng vốn đầu tư 223.281 USD, đến nay dự án đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Từ việc xác lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch trước sự tác động của biến đổi khí hậu theo mô hình thủy văn-thủy lực đã cho thấy và các nhà chuyên môn có cơ sở nhận định: Đà Nẵng vẫn có một số khu vực nằm phía Tây huyện Hòa Vang không bị ảnh hưởng của lũ lụt, nên ưu tiên cho việc phát triển các khu đô thị mới, các ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng.
Đối với các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi ngập lụt như hạ lưu sông Vu Gia, Thu Bồn, sông Cu Đê, cần tập trung ưu tiên công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, trong đó xác định cao độ nền xây dựng và giải pháp thoát lũ.
Theo đánh giá của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, Đà Nẵng đã và đang điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, kết quả của dự án đóng góp rất lớn vào công tác quy hoạch này, sẽ giúp cho việc đánh giá đất xây dựng thuận lợi trên cơ sở khoa học, qua đó lựa chọn hướng phát triển đô thị hợp lý, chọn cao độ xây dựng nền phù hợp; đồng thời là cơ sở đề ra những giải pháp mang tính công trình, phi công trình, góp phần bảo vệ thành phố trước tác động của biến đổi khí hậu.
Để nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu, Văn phòng Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng cũng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chuyển đổi môi trường và xã hội Hoa Kỳ, Viện Chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, tổ chức các khóa tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho các cán bộ theo dõi lĩnh vực này thuộc các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Qua các khóa tập huấn, các học viên được chia sẻ kiến thức tổng quan về biến đổi khí hậu, nguyên nhân, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp, y tế, cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, tài nguyên nước và kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Nằm trong tổng thể các dự án môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, với tổng kinh phí 223.281 USD từ nguồn tài trợ của Quỹ Rockefeller, thành phố Đà Nẵng đã khởi động dự án “Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu biến đối khí hậu đối với nguồn tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng.”
Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian 2 năm và hoàn thành vào tháng 4/2015. Mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo công tác quy hoạch tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng trong tương lai, chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu.
Nội dung dự án bao gồm việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng nước mặt và thực trạng công tác quản lý nguồn nước, dự báo nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu; từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây là một dự án quan trọng và thiết thực, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình thành phố đang đối mặt với những khó khăn, thách thức về nguồn tài nguyên nước.
Những năm gần đây, nguồn nước cung cấp cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân thành phố có xu hướng cạn kiệt dần, các công trình thủy điện làm thay đổi dòng chảy của sông, tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm các loại hóa chất bảo vệ thực vật trên các sông đầu nguồn gia tăng.
Trong kịch bản biến đổi khí hậu cũng đã đề cập đến tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên nước như là một trong những thách thức to lớn nhất.
Để thực hiện dự án, các chuyên gia sẽ khảo sát, đánh giá hiện trạng việc cung cấp nước sạch của các nhà máy trên địa bàn, nghiên cứu, điều tra, khảo sát các nguồn cung cấp nước cho thành phố từ lưu vực các sông Vu Gia-Thu Bồn, các công trình thủy lợi, thủy điện cấp nước trong toàn khu vực.
Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo lập kế hoạch hoạt động dự án Phát triển đô thị Đà Nẵng thân thiện với môi trường và khí hậu (ECUD).
Dự án ECUD có tổng vốn 2,65 triệu euro, trong đó vốn ODA là 2,5 triệu euro, vốn đối ứng là 150.000 euro. Mục tiêu chung của dự án nhằm hỗ trợ chính quyền thành phố Đà Nẵng xây dựng, quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng lộ trình thành phố môi trường hiệu quả, bền vững, phát triển thông qua cơ chế phối hợp liên ngành.
Sau hơn hai năm thực hiện dự án, đến nay đã hoàn thiện tổ chức cuộc thi ảnh 2012; tổ chức tham quan học tập về “Giám sát môi trường và Hệ thống quản lý thông tin” tại Đức và Thụy Sĩ, tham quan học tập về “Chiến lược phát triển thành phố và ý tưởng phát triển tổng hợp” tại Đức cho cán bộ thành phố; tổ chức cho cán bộ thành phố tham dự hội nghị thành phố chống chịu với biến đổi khí hậu; hỗ trợ kỹ thuật cho Đà Nẵng trong việc quan trắc, giám sát môi trường.
Dự án sẽ thống nhất tập trung thực hiện sáu hạng mục: Xây dựng lộ trình thành phố môi trường; quan trắc môi trường và kiểm kê phát thải môi trường; nghiên cứu điển hình tái chế chất thải rắn và ủ phân; nghiên cứu khả thi về kết hợp hai mô hình thủy văn; nghiên cứu điển hình nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu; lập bản đồ ở các khu vực nhạy cảm của thành phố Đà Nẵng bằng nguồn kinh phí tài trợ dành cho địa phương... Dự án ECUD dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2014./.
Văn Sơn (TTXVN)