Từ ngày 1/1/2010, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng sẽ hỗ trợ đào tạo sơ cấp nghề với 25 nhóm nghề cho 7 loại đối tượng trên địa bàn thành phố với mức hỗ trợ từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng/người.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là những người có hộ khẩu thường trú ở Đà Nẵng, đang trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề.
Các đối tượng được xét theo thứ tự ưu tiên như sau: Lao động là thân nhân chủ yếu thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; lao động thuộc hộ nghèo; lao động thuộc các hộ trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa; lao động là người thuộc các dân tộc thiểu số; lao động là bộ đội xuất ngũ; lao động là người khuyết tật; lao động là người nghiện ma túy đã được cai nghiện, người mại dâm đã được giáo dục chữa bệnh hòa nhập cộng đồng.
Nguyên tắc hỗ trợ là hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, việc hỗ trợ thông qua cơ sở dạy nghề, không hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng học nghề và chỉ hỗ trợ một lần.
Danh mục các nhóm nghề mà các đối tượng được lựa chọn tùy theo hoàn cảnh gồm: điện tử, điện lạnh, cơ khí, mộc công nghiệp và dân dụng, điêu khắc đá mỹ nghệ, vận hành máy thi công (là 6 nghề được hỗ trợ cao nhất tương ứng với học phí mỗi nghề là 2 triệu đồng với thời gian đào tạo từ 5-6 tháng) cùng một số nghề như may dân dụng, điện công nghiệp, điện dân dụng, chăm sóc sắc đẹp, bảo vệ chuyên nghiệp, chăm sóc người già.
Quyết định hỗ trợ người lao động học nghề đã được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, nhất là thành phố đang trong giai đoạn chỉnh trang đô thị mạnh mẽ, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và người dân đang loay hoay tìm việc làm. Đây cũng là quyết định góp phần thực hiện nhanh mục tiêu của thành phố đề ra là “3 có”, trong đó có việc làm là yếu tố tiên quyết./.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là những người có hộ khẩu thường trú ở Đà Nẵng, đang trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề.
Các đối tượng được xét theo thứ tự ưu tiên như sau: Lao động là thân nhân chủ yếu thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; lao động thuộc hộ nghèo; lao động thuộc các hộ trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa; lao động là người thuộc các dân tộc thiểu số; lao động là bộ đội xuất ngũ; lao động là người khuyết tật; lao động là người nghiện ma túy đã được cai nghiện, người mại dâm đã được giáo dục chữa bệnh hòa nhập cộng đồng.
Nguyên tắc hỗ trợ là hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, việc hỗ trợ thông qua cơ sở dạy nghề, không hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng học nghề và chỉ hỗ trợ một lần.
Danh mục các nhóm nghề mà các đối tượng được lựa chọn tùy theo hoàn cảnh gồm: điện tử, điện lạnh, cơ khí, mộc công nghiệp và dân dụng, điêu khắc đá mỹ nghệ, vận hành máy thi công (là 6 nghề được hỗ trợ cao nhất tương ứng với học phí mỗi nghề là 2 triệu đồng với thời gian đào tạo từ 5-6 tháng) cùng một số nghề như may dân dụng, điện công nghiệp, điện dân dụng, chăm sóc sắc đẹp, bảo vệ chuyên nghiệp, chăm sóc người già.
Quyết định hỗ trợ người lao động học nghề đã được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, nhất là thành phố đang trong giai đoạn chỉnh trang đô thị mạnh mẽ, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và người dân đang loay hoay tìm việc làm. Đây cũng là quyết định góp phần thực hiện nhanh mục tiêu của thành phố đề ra là “3 có”, trong đó có việc làm là yếu tố tiên quyết./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)