Ngày 15/6, tại Cảng Tiên Sa, lần đầu tiên tàu Costa Classica chở 1.000 khách du lịch HongKong, Trung Quốc đến Đà Nẵng đi tour tham quan Hội An, xuống tàu mua sắm hoặc dạo quanh Đà Nẵng bằng xích lô du lịch.
Sau chuyến tham quan ngắn này, đoàn tiếp tục lên tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh ngay trong ngày.
Theo đánh giá của các hãng lữ hành, Đà Nẵng là một điểm đến mới ngoài các thiên đường nghỉ biển khác là Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu.
Từ đầu năm đến nay, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng lên tới hơn 880.000 lượt, đạt 61% kế hoạch năm, tăng 38% so với cùng kỳ 2009; trong đó khách quốc tế hơn 212.200 lượt, tăng 26% so với cùng kỳ và đạt 61% kế hoạch.
Tuy mới bắt đầu mùa khách nội địa, nhưng nhiều nhà làm du lịch dự đoán lượng khách đến Đà Nẵng trong mùa hè năm nay tiếp tục tăng từ 15-20%.
Đà Nẵng có lợi thế về giao thông, đối với khách Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian đi Đà Nẵng bằng máy bay sẽ nhanh và thuận lợi hơn đi xe từ các thành phố trên đến Hạ Long, hoặc Phan Thiết, Vũng Tàu. Tuy nhiên, tại Đà Nẵng vẫn còn tồn tại những hạn chế về phòng nghỉ.
Theo Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam - Vitours, rất nhiều khách sạn ven biển kinh doanh theo kiểu thời vụ, chỉ trông chờ vào lượng khách lẻ mùa hè.
Nhiều khách sạn không liên kết với các hãng lữ hành để đưa khách đến quanh năm. Họ thường để dành phòng bán cho khách lẻ để nhận tiền “tươi” và có lợi nhuận cao hơn, vì giá bán phòng cho lữ hành chỉ từ khoảng 60-90% giá bán cho khách lẻ, luồng khách này thường sử dụng dịch vụ tại chỗ nhiều hơn. Do vậy, các công ty lữ hành muốn đưa ra mức giá cao để đặt phòng vẫn khôn có phòng.
Với giá bán phòng gấp đôi giá mùa thấp điểm, chỉ cần khách lẻ đặt nửa số phòng hiện có là khách sạn đã đủ lợi nhuận bằng cả một đoàn khách do lữ hành đặt.
Trong khi đó, các khách sạn lớn ở trung tâm thành phố đã đưa ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn cho lữ hành để thu hút khách trong nước, khi nguồn khách quốc tế bắt đầu giảm từ tháng Năm. Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai giảm 40-50% giá cho lữ hành, Furama chào giá 81 USD/người/đêm và thêm rất nhiều dịch vụ. /.
Sau chuyến tham quan ngắn này, đoàn tiếp tục lên tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh ngay trong ngày.
Theo đánh giá của các hãng lữ hành, Đà Nẵng là một điểm đến mới ngoài các thiên đường nghỉ biển khác là Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu.
Từ đầu năm đến nay, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng lên tới hơn 880.000 lượt, đạt 61% kế hoạch năm, tăng 38% so với cùng kỳ 2009; trong đó khách quốc tế hơn 212.200 lượt, tăng 26% so với cùng kỳ và đạt 61% kế hoạch.
Tuy mới bắt đầu mùa khách nội địa, nhưng nhiều nhà làm du lịch dự đoán lượng khách đến Đà Nẵng trong mùa hè năm nay tiếp tục tăng từ 15-20%.
Đà Nẵng có lợi thế về giao thông, đối với khách Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian đi Đà Nẵng bằng máy bay sẽ nhanh và thuận lợi hơn đi xe từ các thành phố trên đến Hạ Long, hoặc Phan Thiết, Vũng Tàu. Tuy nhiên, tại Đà Nẵng vẫn còn tồn tại những hạn chế về phòng nghỉ.
Theo Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam - Vitours, rất nhiều khách sạn ven biển kinh doanh theo kiểu thời vụ, chỉ trông chờ vào lượng khách lẻ mùa hè.
Nhiều khách sạn không liên kết với các hãng lữ hành để đưa khách đến quanh năm. Họ thường để dành phòng bán cho khách lẻ để nhận tiền “tươi” và có lợi nhuận cao hơn, vì giá bán phòng cho lữ hành chỉ từ khoảng 60-90% giá bán cho khách lẻ, luồng khách này thường sử dụng dịch vụ tại chỗ nhiều hơn. Do vậy, các công ty lữ hành muốn đưa ra mức giá cao để đặt phòng vẫn khôn có phòng.
Với giá bán phòng gấp đôi giá mùa thấp điểm, chỉ cần khách lẻ đặt nửa số phòng hiện có là khách sạn đã đủ lợi nhuận bằng cả một đoàn khách do lữ hành đặt.
Trong khi đó, các khách sạn lớn ở trung tâm thành phố đã đưa ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn cho lữ hành để thu hút khách trong nước, khi nguồn khách quốc tế bắt đầu giảm từ tháng Năm. Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai giảm 40-50% giá cho lữ hành, Furama chào giá 81 USD/người/đêm và thêm rất nhiều dịch vụ. /.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)