Để phòng chống dịch cúm A (H7N9), thành phố Đà Nẵng đã dự trù kinh phí 4,8 tỷ đồng; trong đó phần lớn được dùng để mua sắm các trang thiết bị y tế và hóa chất.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch cúm A (H7N9) do thành phố Đà Nẵng tổ chức ngày 17/4.
Đà Nẵng có nguy cơ cao xuất hiện dịch cúm A (H7N9), nhất là trong thời gian tới thành phố sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn thu hút rất đông du khách tới tham dự.
Theo Cảng vụ Hàng không Đà Nẵng, thành phố có 9 hãng hàng không quốc tế thường xuyên hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng; trong đó 3 hãng đến từ Trung Quốc với lượng khách làm thủ tục nhập cảnh vào thành phố chiếm gần 50% tổng lượng khách.
Hiện thành phố đã cho triển khai máy đo thân nhiệt từ xa tại sân bay Đà Nẵng, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, xử lý kịp thời.
[Mua vắcxin cúm gia cầm và chống dịch khẩn cấp]
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế cũng đã thành lập 5 tổ giám sát, 3 tổ xử lý môi trường thường trực hàng ngày tại cửa khẩu hàng không và cảng biển Đà Nẵng.
Ngành y tế thành phố đã xây dựng các kế hoạch chi tiết để đối phó với dịch cúm A (H7N9). Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, Sở đã chỉ đạo các bệnh viện lớn xây dựng kế hoạch cấp cứu và điều trị người bệnh; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu.
Mặt khác, Sở Y tế cũng vừa tổ chức một lớp tập huấn về hướng dẫn giám sát, xử lý và kỹ thuật lấy mẫu bệnh cúm A (H7N9) cho cán bộ y tế các tuyến. Bệnh viện Đà Nẵng đã thành lập 4 đội điều trị, Bệnh viện Phụ sản nhi thành lập 2 đội điều trị làm công tác điều trị tại khu cách ly.
Trong trường hợp xảy ra dịch bùng phát tại cộng đồng, sẽ thành lập bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân, nhằm tránh quá tải tại bệnh viện, đồng thời sẽ thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về tình hình dịch và tư vấn cho người dân.
Ông Huỳnh Vạn Thắng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị này đang tăng cường tổ chức các đợt tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi và đã hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng cúm H5N1 cho đàn gia cầm đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng cho lượng gia cầm tái đàn. Ngoài ra, đơn vị còn tăng cường giám sát công tác giết mổ và vận chuyển gia cầm vào thành phố./.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch cúm A (H7N9) do thành phố Đà Nẵng tổ chức ngày 17/4.
Đà Nẵng có nguy cơ cao xuất hiện dịch cúm A (H7N9), nhất là trong thời gian tới thành phố sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn thu hút rất đông du khách tới tham dự.
Theo Cảng vụ Hàng không Đà Nẵng, thành phố có 9 hãng hàng không quốc tế thường xuyên hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng; trong đó 3 hãng đến từ Trung Quốc với lượng khách làm thủ tục nhập cảnh vào thành phố chiếm gần 50% tổng lượng khách.
Hiện thành phố đã cho triển khai máy đo thân nhiệt từ xa tại sân bay Đà Nẵng, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, xử lý kịp thời.
[Mua vắcxin cúm gia cầm và chống dịch khẩn cấp]
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế cũng đã thành lập 5 tổ giám sát, 3 tổ xử lý môi trường thường trực hàng ngày tại cửa khẩu hàng không và cảng biển Đà Nẵng.
Ngành y tế thành phố đã xây dựng các kế hoạch chi tiết để đối phó với dịch cúm A (H7N9). Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, Sở đã chỉ đạo các bệnh viện lớn xây dựng kế hoạch cấp cứu và điều trị người bệnh; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu.
Mặt khác, Sở Y tế cũng vừa tổ chức một lớp tập huấn về hướng dẫn giám sát, xử lý và kỹ thuật lấy mẫu bệnh cúm A (H7N9) cho cán bộ y tế các tuyến. Bệnh viện Đà Nẵng đã thành lập 4 đội điều trị, Bệnh viện Phụ sản nhi thành lập 2 đội điều trị làm công tác điều trị tại khu cách ly.
Trong trường hợp xảy ra dịch bùng phát tại cộng đồng, sẽ thành lập bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân, nhằm tránh quá tải tại bệnh viện, đồng thời sẽ thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về tình hình dịch và tư vấn cho người dân.
Ông Huỳnh Vạn Thắng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị này đang tăng cường tổ chức các đợt tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi và đã hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng cúm H5N1 cho đàn gia cầm đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng cho lượng gia cầm tái đàn. Ngoài ra, đơn vị còn tăng cường giám sát công tác giết mổ và vận chuyển gia cầm vào thành phố./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)