Tính đến hết 8/3, trạm quan trắc phóng xạ đặt tại khu vực Đà Lạt đã không phát hiện thấy các phóng xạ nhân tạo (I-131, Cs-134, Cs-137) có nguồn gốc từ sự cố hạt nhân Fukushima I.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ sáng 9/4, phó giáo sư, tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết như vậy.
Trước đó, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền (Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) cũng nói, các trạm quan trắc tại đây đã ghi nhận được một số phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ, K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất). Còn với phóng xạ có nguồn gốc nhân tạo [từ sự cố Fukushima I - pv], trạm này chỉ ghi nhận được I-131 và trong vài ngày gần đây, nồng độ phóng xạ này cũng có xu hướng giảm.
Cũng trong sáng ngày 9/4, tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện khoa học kĩ thuật hạt nhân cho phóng viên Vietnam+ biết, tại các khu vực khác ở miền Bắc như Hà Nội, Lạng Sơn, số liệu quan trắc cho thấy nồng độ phóng xạ trong không khí cũng đang có xu hướng giảm.
Phó giáo sư, tiến sĩ Vương Hữu Tấn thì cho rằng, việc nồng độ I-131 không còn trong không khí là đúng quy luật, bởi chu kỳ bán rã của I-131 là 8,2 ngày.
Tuy nhiên, chưa thể khẳng định Đà Lạt sẽ không xuất hiện I-131 nữa và tại các khu vực khác nồng độ này không tăng lên bởi nó tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hướng đi của mây phóng xạ trong thời gian tới.
Song, giả thiết đám mây phóng xạ có bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam, thì nồng độ phóng xạ cũng không đáng ngại vì nó còn thấp hơn hàng ngàn lần so với mức cho phép./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ sáng 9/4, phó giáo sư, tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết như vậy.
Trước đó, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền (Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt) cũng nói, các trạm quan trắc tại đây đã ghi nhận được một số phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên (Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ, K-40, Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất). Còn với phóng xạ có nguồn gốc nhân tạo [từ sự cố Fukushima I - pv], trạm này chỉ ghi nhận được I-131 và trong vài ngày gần đây, nồng độ phóng xạ này cũng có xu hướng giảm.
Cũng trong sáng ngày 9/4, tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện khoa học kĩ thuật hạt nhân cho phóng viên Vietnam+ biết, tại các khu vực khác ở miền Bắc như Hà Nội, Lạng Sơn, số liệu quan trắc cho thấy nồng độ phóng xạ trong không khí cũng đang có xu hướng giảm.
Phó giáo sư, tiến sĩ Vương Hữu Tấn thì cho rằng, việc nồng độ I-131 không còn trong không khí là đúng quy luật, bởi chu kỳ bán rã của I-131 là 8,2 ngày.
Tuy nhiên, chưa thể khẳng định Đà Lạt sẽ không xuất hiện I-131 nữa và tại các khu vực khác nồng độ này không tăng lên bởi nó tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hướng đi của mây phóng xạ trong thời gian tới.
Song, giả thiết đám mây phóng xạ có bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam, thì nồng độ phóng xạ cũng không đáng ngại vì nó còn thấp hơn hàng ngàn lần so với mức cho phép./.
Vũ Huy Hùng (Vietnam+)