Mặc dù sản xuất ngành da giày đã có dấu hiệu hồi phục nhưng việc bị động với nguồn nguyên liệu để sản xuất đang là rào cản đối với quá trình chuyển đổi sang sản xuất toàn diện của ngành da giày bởi hiện nay ngành này vẫn đang phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu.
Không những thế, da giày xuất khẩu do Việt Nam sản xuất phần lớn đều thông qua đối tác thứ 3, hoạt động kinh doanh trực tiếp còn rất hạn chế và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, kỹ thuật, nguyên phụ liệu và thị trường.
Để nâng cao tính cạnh tranh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng ngành da giày Việt Nam cần chủ động trong sản xuất, từ đó giành thế chủ động trong kinh doanh xuất khẩu.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng Một năm nay, ngành da giày là một trong số ít ngành công nghiệp nhẹ giữ ổn định được sản lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng. Sản phẩm giày dép, ủng giả da đạt 5,3 triệu đôi, tăng 64,6%, sản phẩm giầy thể thao tăng 28,3% so với cùng kỳ.
Ngoài những sản phẩm chủ lực, ngành da dày cũng đang tập trung đến việc sản xuất cặp, túi, ví da thời trang chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và phải tạo dựng được thương hiệu và giành lại thị phần ở thị trường nội địa.
Đối với sản phẩm da thuộc, ngành da dày cũng đang hướng tới nghiên cứu sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Cùng đó là đầu tư sản xuất da thuộc gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất.
Hiện nay, thách thức của ngành da giày Việt Nam vẫn là tính cạnh tranh còn yếu so với các nước xuất khẩu trong khu vực nhất là với nước xuất khẩu giày lớn như Trung Quốc do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam cũng chưa theo kịp các nước. Không những thế, các doanh nghiệp phần lớn sản xuất theo phương thức gia công, phía nước ngoài thực hiện tất cả những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm, do đó phụ thuộc nhiều vào khách hàng và hiệu quả thu được thấp.
Mặt khác, ngành da giày Việt Nam lại đang chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế chuyển dịch, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật... thay đổi trong cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp… của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần chuyển dịch sản xuất từ gia công sang tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hệ thống.
Để chủ động nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, ngoài việc thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa, ngành đang tiếp tục tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu từ thị trường Nam Mỹ, nghiên cứu hợp tác đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giầy với các nước có tiềm năng như Ấn Độ, Brazil... phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực hiện chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, doanh nghiệp cần giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới nhà nhập khẩu hay nhà bán lẻ có quy mô của nước ngoài. Không những thế, cần thêm sự sáng tạo mẫu mốt để tạo ra những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ, giao hàng thật nhanh tới thị trường và tổ chức tốt các dịch vụ sau bán hàng cũng là một trong những điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Mặt khác, các doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn tới phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm./.
Không những thế, da giày xuất khẩu do Việt Nam sản xuất phần lớn đều thông qua đối tác thứ 3, hoạt động kinh doanh trực tiếp còn rất hạn chế và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, kỹ thuật, nguyên phụ liệu và thị trường.
Để nâng cao tính cạnh tranh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho rằng ngành da giày Việt Nam cần chủ động trong sản xuất, từ đó giành thế chủ động trong kinh doanh xuất khẩu.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng Một năm nay, ngành da giày là một trong số ít ngành công nghiệp nhẹ giữ ổn định được sản lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng. Sản phẩm giày dép, ủng giả da đạt 5,3 triệu đôi, tăng 64,6%, sản phẩm giầy thể thao tăng 28,3% so với cùng kỳ.
Ngoài những sản phẩm chủ lực, ngành da dày cũng đang tập trung đến việc sản xuất cặp, túi, ví da thời trang chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và phải tạo dựng được thương hiệu và giành lại thị phần ở thị trường nội địa.
Đối với sản phẩm da thuộc, ngành da dày cũng đang hướng tới nghiên cứu sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Cùng đó là đầu tư sản xuất da thuộc gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất.
Hiện nay, thách thức của ngành da giày Việt Nam vẫn là tính cạnh tranh còn yếu so với các nước xuất khẩu trong khu vực nhất là với nước xuất khẩu giày lớn như Trung Quốc do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam cũng chưa theo kịp các nước. Không những thế, các doanh nghiệp phần lớn sản xuất theo phương thức gia công, phía nước ngoài thực hiện tất cả những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm, do đó phụ thuộc nhiều vào khách hàng và hiệu quả thu được thấp.
Mặt khác, ngành da giày Việt Nam lại đang chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế chuyển dịch, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật... thay đổi trong cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp… của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần chuyển dịch sản xuất từ gia công sang tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hệ thống.
Để chủ động nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, ngoài việc thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa, ngành đang tiếp tục tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu từ thị trường Nam Mỹ, nghiên cứu hợp tác đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giầy với các nước có tiềm năng như Ấn Độ, Brazil... phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực hiện chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, doanh nghiệp cần giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới nhà nhập khẩu hay nhà bán lẻ có quy mô của nước ngoài. Không những thế, cần thêm sự sáng tạo mẫu mốt để tạo ra những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ, giao hàng thật nhanh tới thị trường và tổ chức tốt các dịch vụ sau bán hàng cũng là một trong những điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Mặt khác, các doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn tới phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)