Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong tháng Ba số vốn giải ngân FDI trên cả nước đã đạt 1,52 tỷ USD, nâng tổng vốn giải ngân trong 3 tháng đầu năm lên 2,52 tỷ USD, bằng 99,2% với cùng kỳ năm 2011.
Cũng trong thời gian này, thu hút vốn FDI sụt giảm mạnh so với năm ngoái. Theo tổng hợp các báo cáo tính đến ngày 20/3, trên phạm vi cả nước đã có 120 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, chỉ bằng 77,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Ngoài ra, chỉ có 29 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm 368 triệu USD, chỉ bằng 30,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Tính chung, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3 tháng 2012 mới đạt 2,63 tỷ USD, bằng 63,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, xét theo lĩnh vực đầu tư, đáng chú ý là bất động sản từ vị trí cuối bảng xếp hạng tháng trước, nay vượt lên vị trí đứng đầu, dù chỉ có thêm một dự án được cấp mới đăng ký kinh doanh. Phải kể đến Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do Công ty Becamex Tokyu (liên doanh giữa Tổng công ty đầu tư và phát triển Công nghiệp MTV - Becamex IDC và Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản) làm chủ đầu tư vừa được cấp phép trong tháng 3/2012 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, chính dự án này cũng góp phần nâng tổng vốn đăng ký của tháng 3 lên 1,23 tỷ USD, ngang bằng tổng vốn đăng ký của cả hai tháng trước đó.
Đứng thứ hai là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 51 dự án đầu tư đăng ký mới và 25 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 1,17 tỷ USD (chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 180 triệu USD (chiếm 6,8%).
Nhật Bản tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2012.
Các dự án quy mô vốn lớn trong các lĩnh vực của 3 tháng đều thuộc về Nhật Bản, gồm Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương 1,2 tỷ USD; Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn xản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam 574,8 triệu USD và Dự án công ty Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam 180 triệu USD đầu tư.
Trong 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam có dự án FDI, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhiều nhất với 1,36 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư.
Thành phố Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 605 triệu USD, chiếm 23%. Khánh Hòa đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 180 triệu USD./.
Cũng trong thời gian này, thu hút vốn FDI sụt giảm mạnh so với năm ngoái. Theo tổng hợp các báo cáo tính đến ngày 20/3, trên phạm vi cả nước đã có 120 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, chỉ bằng 77,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Ngoài ra, chỉ có 29 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm 368 triệu USD, chỉ bằng 30,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Tính chung, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3 tháng 2012 mới đạt 2,63 tỷ USD, bằng 63,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, xét theo lĩnh vực đầu tư, đáng chú ý là bất động sản từ vị trí cuối bảng xếp hạng tháng trước, nay vượt lên vị trí đứng đầu, dù chỉ có thêm một dự án được cấp mới đăng ký kinh doanh. Phải kể đến Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do Công ty Becamex Tokyu (liên doanh giữa Tổng công ty đầu tư và phát triển Công nghiệp MTV - Becamex IDC và Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản) làm chủ đầu tư vừa được cấp phép trong tháng 3/2012 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, chính dự án này cũng góp phần nâng tổng vốn đăng ký của tháng 3 lên 1,23 tỷ USD, ngang bằng tổng vốn đăng ký của cả hai tháng trước đó.
Đứng thứ hai là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 51 dự án đầu tư đăng ký mới và 25 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 1,17 tỷ USD (chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 180 triệu USD (chiếm 6,8%).
Nhật Bản tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2012.
Các dự án quy mô vốn lớn trong các lĩnh vực của 3 tháng đều thuộc về Nhật Bản, gồm Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương 1,2 tỷ USD; Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn xản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam 574,8 triệu USD và Dự án công ty Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam 180 triệu USD đầu tư.
Trong 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam có dự án FDI, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhiều nhất với 1,36 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư.
Thành phố Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 605 triệu USD, chiếm 23%. Khánh Hòa đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 180 triệu USD./.
Minh Thúy (Vietnam+)