Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam là đất nước có đa dạng sinh học cao, với hơn 95 kiểu hệ sinh thái, hàng chục loài thực vật, hàng trăm loài động vật, nhiều loài vi sinh vật trên cạn và dưới nước. Tuy nhiên, các hệ sinh thái, các giống loài và nguồn gen này hiện vẫn đang tiếp tục bị suy giảm ở mức báo động.
Trong gia đoạn 2001-2010, thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường, mặc dù, Việt Nam đã đạt được nhiều chỉ số khả quan, nhưng tài nguyên thiên nhiên vẫn bị khai thác quá mức, kém hiệu quả và thiếu bền vững. Nguyên nhân chính là do sự tàn phá của con người và sự biến đổi phức tạp, khó lường của khí hậu.
Cụ thể, tính đến năm 2012, diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng (3-7 tầng) bị giảm sút trầm trọng, chỉ còn 0,57 triệu ha, chủ yếu tập trung ở các khu rừng phòng hộ và trong các khu bảo tồn.
Đối với hệ sinh thái biển, kết quả điều tra từ năm 2004-2007 cho thấy hiện chỉ có 14,4% diện tích rạn san hô phát triển tốt, còn 44,9 % đang ở trong tình trạng xấu và rất xấu; diện tích thảm cỏ biển cũng giảm xuống 40-60%, đặc biệt là ở các khu vực miền Trung và Nam Bộ.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng suy giảm các loài động vật quý hiếm, do tình trạng săn bắn và buôn bán động vật trái phép trong những năm qua.
Theo danh sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm 1996 mới chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 47. Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức báo động tại Việt Nam như hạc cổ trắng, voọc, cu li…
Cùng với đó, nhiều loài thực vật trước đây chỉ ở mức sắp nguy cấp thì nay đã bị xếp ở mức rất nguy cấp như hoàng đàn, bách vàng, sâm vũ diệp, tam thất hoàng.
Về nguồn gen, trong những năm qua, một số giống cây trồng và vật nuôi đã được kiểm kê, từng bước được phục hồi, song nhiều loài giống truyền thống, bản địa cũng dần bị mai một như lợn ỉ mỡ, lợn cỏ, gà Văn Phú,../.
Trong gia đoạn 2001-2010, thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường, mặc dù, Việt Nam đã đạt được nhiều chỉ số khả quan, nhưng tài nguyên thiên nhiên vẫn bị khai thác quá mức, kém hiệu quả và thiếu bền vững. Nguyên nhân chính là do sự tàn phá của con người và sự biến đổi phức tạp, khó lường của khí hậu.
Cụ thể, tính đến năm 2012, diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng (3-7 tầng) bị giảm sút trầm trọng, chỉ còn 0,57 triệu ha, chủ yếu tập trung ở các khu rừng phòng hộ và trong các khu bảo tồn.
Đối với hệ sinh thái biển, kết quả điều tra từ năm 2004-2007 cho thấy hiện chỉ có 14,4% diện tích rạn san hô phát triển tốt, còn 44,9 % đang ở trong tình trạng xấu và rất xấu; diện tích thảm cỏ biển cũng giảm xuống 40-60%, đặc biệt là ở các khu vực miền Trung và Nam Bộ.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng suy giảm các loài động vật quý hiếm, do tình trạng săn bắn và buôn bán động vật trái phép trong những năm qua.
Theo danh sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm 1996 mới chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 47. Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức báo động tại Việt Nam như hạc cổ trắng, voọc, cu li…
Cùng với đó, nhiều loài thực vật trước đây chỉ ở mức sắp nguy cấp thì nay đã bị xếp ở mức rất nguy cấp như hoàng đàn, bách vàng, sâm vũ diệp, tam thất hoàng.
Về nguồn gen, trong những năm qua, một số giống cây trồng và vật nuôi đã được kiểm kê, từng bước được phục hồi, song nhiều loài giống truyền thống, bản địa cũng dần bị mai một như lợn ỉ mỡ, lợn cỏ, gà Văn Phú,../.
Hùng Võ (Vietnam+)