Theo thông tin từ Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt Trung ương, đến nay ngân hàng mắt đã có tổng số 142 người hiến giác mạc mắt.
Các trường hợp hiến giác mạc mắt đến từ 12 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó Ninh Bình là tỉnh có số người hiến tặng giác mạc đông nhất, với 110 người. Hà Nội là thành phố đứng thứ hai với gần 20 người hiến.
Tiến sỹ-bác sỹ Phạm Ngọc Đông - Giám đốc Ngân hàng Mắt kiêm Trưởng khoa Kết-Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, việc hiến giác mạc mắt là một nghĩa cử cao đẹp để đem lại ánh sáng cho những người không may bị mù do các bệnh lý giác mạc gây ra. Bởi một người hiến giác mạc của 2 mắt sẽ có thể đem lại ánh sáng cho 2 người mù.
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người chưa hiểu được hết ý nghĩa của việc làm mang tính nhân văn này. Nguyên nhân là do cách nghĩ của phần lớn của người Việt là không muốn cơ thể mình bị thay đổi khi mất chính là nguyên nhân làm cho số người hiến giác mạc ở Việt Nam còn rất ít.
Vừa qua, Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt Trung ương cũng đã tổ chức lễ tôn vinh gia đình cụ Trần Thị Yên (84 tuổi) - người hiến giác mạc đầu tiên ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là huyện thứ ba của Ninh Bình (sau Kim Sơn và Yên Mô) có người hiến giác mạc.
Theo quy định, giác mạc chỉ được thu nhận sau khi người hiến tặng qua đời và phải có sự đồng ý của thân nhân gia đình người hiến. Thời gian tốt nhất để lấy giác mạc là trong khoảng 6-8 giờ sau khi người hiến qua đời./.
Các trường hợp hiến giác mạc mắt đến từ 12 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó Ninh Bình là tỉnh có số người hiến tặng giác mạc đông nhất, với 110 người. Hà Nội là thành phố đứng thứ hai với gần 20 người hiến.
Tiến sỹ-bác sỹ Phạm Ngọc Đông - Giám đốc Ngân hàng Mắt kiêm Trưởng khoa Kết-Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, việc hiến giác mạc mắt là một nghĩa cử cao đẹp để đem lại ánh sáng cho những người không may bị mù do các bệnh lý giác mạc gây ra. Bởi một người hiến giác mạc của 2 mắt sẽ có thể đem lại ánh sáng cho 2 người mù.
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người chưa hiểu được hết ý nghĩa của việc làm mang tính nhân văn này. Nguyên nhân là do cách nghĩ của phần lớn của người Việt là không muốn cơ thể mình bị thay đổi khi mất chính là nguyên nhân làm cho số người hiến giác mạc ở Việt Nam còn rất ít.
Vừa qua, Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt Trung ương cũng đã tổ chức lễ tôn vinh gia đình cụ Trần Thị Yên (84 tuổi) - người hiến giác mạc đầu tiên ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là huyện thứ ba của Ninh Bình (sau Kim Sơn và Yên Mô) có người hiến giác mạc.
Theo quy định, giác mạc chỉ được thu nhận sau khi người hiến tặng qua đời và phải có sự đồng ý của thân nhân gia đình người hiến. Thời gian tốt nhất để lấy giác mạc là trong khoảng 6-8 giờ sau khi người hiến qua đời./.
Thùy Giang (Vietnam+)