Theo số liệu thống kê của Hội chữ thập Đỏ Việt Nam, từ khi phát động phong trào hiến máu nhân đạo (năm 1994) đến nay có khoảng 3,5 triệu người đã trực tiếp hiến máu nhân đạo.
Theo ông Trần Ngọc Tăng – Chủ tịch Hội chữ thập Đỏ Việt Nam, hiến máu, nhất là hiến máu nhắc lại nhiều lần không có hại mà ngược lại còn có lợi cho sức khỏe của bản thân và người hiến máu.
Năm 2010, cả nước đã tiếp nhận được hơn 675.000 đơn vị máu, tăng 12% so với năm 2009 và tăng gấp 5 lần so với năm 1994.
Qua các chương trình hiến máu được phát động đã có hơn 570.000 người hiến máu tình nguyện (đạt 84%), trong đó có gần 40% là người hiến máu nhắc lại và thường xuyên.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cá nhân tiêu biểu đã có những thành tích đáng khâm phục nhiều lần hiến máu như ông Lương Đình Chiêu (63 lần), ông Phạm Huỳnh Trung (52 lần), bà Phạm Thị Thu Hằng (51 lần).
Lượng máu thu được qua các phong trào hiến máu được phát động hiện vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn nơi có đông dân cư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về số lượng người hiến máu, tiếp đó là Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế. Có hàng ngàn người bệnh đã được cứu chữa nhờ việc truyền máu.
Tuy vậy, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng máu tiếp nhận được ở Việt Nam mới đạt được 40% so với nhu cầu. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hiến máu để có nhiều người hiến máu tình nguyện hơn nữa.
Ông Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương cho biết, tình trạng thiếu máu tại Viện năm nay đã được cải thiện hơn so với các năm trước. Lượng máu dự trữ thường xuyên tại Viện Huyết học đã tăng lên đáng kể, với hơn 3.000 đơn vị máu.
Tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương, trung bình mỗi ngày cần phát ra khoảng 500 đơn vị máu. Những ngày trong mùa hè, viện đã phải phát ra với số lượng cầm chừng, chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu./.
Theo ông Trần Ngọc Tăng – Chủ tịch Hội chữ thập Đỏ Việt Nam, hiến máu, nhất là hiến máu nhắc lại nhiều lần không có hại mà ngược lại còn có lợi cho sức khỏe của bản thân và người hiến máu.
Năm 2010, cả nước đã tiếp nhận được hơn 675.000 đơn vị máu, tăng 12% so với năm 2009 và tăng gấp 5 lần so với năm 1994.
Qua các chương trình hiến máu được phát động đã có hơn 570.000 người hiến máu tình nguyện (đạt 84%), trong đó có gần 40% là người hiến máu nhắc lại và thường xuyên.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cá nhân tiêu biểu đã có những thành tích đáng khâm phục nhiều lần hiến máu như ông Lương Đình Chiêu (63 lần), ông Phạm Huỳnh Trung (52 lần), bà Phạm Thị Thu Hằng (51 lần).
Lượng máu thu được qua các phong trào hiến máu được phát động hiện vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn nơi có đông dân cư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về số lượng người hiến máu, tiếp đó là Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế. Có hàng ngàn người bệnh đã được cứu chữa nhờ việc truyền máu.
Tuy vậy, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng máu tiếp nhận được ở Việt Nam mới đạt được 40% so với nhu cầu. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hiến máu để có nhiều người hiến máu tình nguyện hơn nữa.
Ông Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương cho biết, tình trạng thiếu máu tại Viện năm nay đã được cải thiện hơn so với các năm trước. Lượng máu dự trữ thường xuyên tại Viện Huyết học đã tăng lên đáng kể, với hơn 3.000 đơn vị máu.
Tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương, trung bình mỗi ngày cần phát ra khoảng 500 đơn vị máu. Những ngày trong mùa hè, viện đã phải phát ra với số lượng cầm chừng, chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu./.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 93 triệu người hiến máu thì có hơn 50% là người hiến máu nhắc lại. Máu là một loại thuốc điều trị đặc biệt, một dược phẩm vô giá chưa có một thứ thuốc nào thay thế được, cũng như chưa nơi nào chế tạo được. Máu chỉ có thể lấy được từ những người khỏe mạnh và an toàn. |
Thùy Giang (Vietnam+)