Tính đến 19 giờ 20 phút ngày 1/3, đã có 1.092 lao động Việt Nam từ Libya về nước an toàn, trong số này có 90 người về trong ngày theo nhiều chuyến bay.
Chuyến đông người về nhất là chuyến bay mang số hiệu QR614, cất cánh từ Doha (UAE), hạ cánh vào lúc 14 giờ 30 phút, đưa 50 lao động Việt Nam do Công ty Vận tải biển và Xuất khẩu lao động ISALCO và Công ty cổ phần Thương mại Phát triển Kỹ thuật và Nhân lực Quốc tế JVNET cung ứng.
Phó trưởng phòng Thị trường Lao động - Cục quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Nguyễn Như Tuấn cho biết.
Cũng theo tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước, dự kiến trong tối và đêm 1/3 sẽ có thêm 49 lao động được đưa về Việt Nam bằng máy bay thương mại, trong đó có chuyến đưa hơn 20 lao động Việt Nam về qua đường Hàn Quốc sẽ hạ cánh vào 22 giờ 30 phút.
Đặc biệt, 22 giờ cùng ngày, chuyến chuyên cơ Boeing 77 của Vietnam Airlines mang lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo ấm tiếp tế cho lao động Việt Nam xuất phát đêm qua sẽ về đến sân bay quốc tế Nội Bài, đưa thêm 318 lao động Việt Nam về nước.
Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ ra sân bay đón đoàn từ Libya trở về trong chuyến chuyên cơ đầu tiên này.
Tiếp đó, trong hai ngày 2 và 3/3/2011 sẽ có thêm khoảng 1.000 lao động Việt Nam nữa được chủ sử dụng đặt vé máy bay để về nước.
Về tình hình số lao động Việt Nam chưa về nước, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết tính đến 15 giờ ngày 1/3, các đối tác và chủ sử dụng đã và đang triển khai việc đưa 9.189 lao động Việt Nam sang các nước láng giềng của Libya như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Tunisia, Hy Lạp, Algeria…
Trong số này có 6.196 lao động Việt Nam đã được sơ tán sang các nước lân cận. Cụ thể, 841 người sang Ai Cập (100 người đã về nước), 943 người đang làm thủ tục nhập cảnh Hy Lạp, 1.519 người đã nhập cảnh Malta (450 người đã về nước), 800 người đã sang Tunisia, 1.801 người đã sang Thổ Nhĩ Kỳ và 292 người đã sang Algeria.
Hiện còn khoảng hơn 1.000 lao động Việt Nam đang được tập trung tại bến cảng Benghazi để sơ tán sang Malta, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp; 300 lao động Việt Nam đang tập trung tại khu vực gần biên giới Libya và Ai Cập; khoảng 700 lao động đang di chuyển tập trung tại biên giới Tuynisia, Algeria... Số còn lại đang tập trung tại sân bay Tripoli và cảng biển Tripoli.
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, phụ trách quan hệ với các cơ quan đối tác của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại Hà Nội, cho đến chiều 1/3, tổ chức IOM đã lập trại để tiếp đón 1.000 lao động Việt Nam đến biên giới Tunisia. Số lao động này đã được bố trí nơi ở và cung cấp lương thực, thực phẩm.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu cứu trợ của Công ty cổ phần Việt Thắng (VTC) với 514 lao động được chủ sử dụng đưa đến sân bay Istabul (Thổ Nhì Kỹ) nhưng chưa thu xếp vé máy bay về nước, thức ăn cũng cạn kiệt, IOM Hà Nội đã liên hệ với văn phòng ở Ankada cử hai cán bộ xuống giúp đỡ về y tế, thực phẩm và liên hệ với các hãng hàng không để mua vé cho lao động về nước.
Tại biên giới Ai Cập, IOM cũng phối hợp với các tổ chức Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm quốc tế hỗ trợ lao động chỗ ăn, ở và liên hệ với các cơ quan cần thiết để cấp giấy tờ, vé đi lại.
Trước tình hình diễn biến phức tạp do những cuộc biểu tình chống đối Chính phủ đang diễn ra tại Bahrain và Oman, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã có Công văn số 262/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Bahrain và Oman rà soát tổng số lao động đã đưa đi làm việc tại hai quốc gia này, cùng với danh sách các đối tác, địa chỉ liên hệ…, báo cáo sớm về Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước cũng yêu cầu các doanh nghiệp chỉ đạo cán bộ đại diện tại Bahrain và Oman theo dõi sát tình hình, kịp thời báo cáo Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý; khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có biểu tình…/
Chuyến đông người về nhất là chuyến bay mang số hiệu QR614, cất cánh từ Doha (UAE), hạ cánh vào lúc 14 giờ 30 phút, đưa 50 lao động Việt Nam do Công ty Vận tải biển và Xuất khẩu lao động ISALCO và Công ty cổ phần Thương mại Phát triển Kỹ thuật và Nhân lực Quốc tế JVNET cung ứng.
Phó trưởng phòng Thị trường Lao động - Cục quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Nguyễn Như Tuấn cho biết.
Cũng theo tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước, dự kiến trong tối và đêm 1/3 sẽ có thêm 49 lao động được đưa về Việt Nam bằng máy bay thương mại, trong đó có chuyến đưa hơn 20 lao động Việt Nam về qua đường Hàn Quốc sẽ hạ cánh vào 22 giờ 30 phút.
Đặc biệt, 22 giờ cùng ngày, chuyến chuyên cơ Boeing 77 của Vietnam Airlines mang lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo ấm tiếp tế cho lao động Việt Nam xuất phát đêm qua sẽ về đến sân bay quốc tế Nội Bài, đưa thêm 318 lao động Việt Nam về nước.
Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ ra sân bay đón đoàn từ Libya trở về trong chuyến chuyên cơ đầu tiên này.
Tiếp đó, trong hai ngày 2 và 3/3/2011 sẽ có thêm khoảng 1.000 lao động Việt Nam nữa được chủ sử dụng đặt vé máy bay để về nước.
Về tình hình số lao động Việt Nam chưa về nước, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết tính đến 15 giờ ngày 1/3, các đối tác và chủ sử dụng đã và đang triển khai việc đưa 9.189 lao động Việt Nam sang các nước láng giềng của Libya như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Tunisia, Hy Lạp, Algeria…
Trong số này có 6.196 lao động Việt Nam đã được sơ tán sang các nước lân cận. Cụ thể, 841 người sang Ai Cập (100 người đã về nước), 943 người đang làm thủ tục nhập cảnh Hy Lạp, 1.519 người đã nhập cảnh Malta (450 người đã về nước), 800 người đã sang Tunisia, 1.801 người đã sang Thổ Nhĩ Kỳ và 292 người đã sang Algeria.
Hiện còn khoảng hơn 1.000 lao động Việt Nam đang được tập trung tại bến cảng Benghazi để sơ tán sang Malta, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp; 300 lao động Việt Nam đang tập trung tại khu vực gần biên giới Libya và Ai Cập; khoảng 700 lao động đang di chuyển tập trung tại biên giới Tuynisia, Algeria... Số còn lại đang tập trung tại sân bay Tripoli và cảng biển Tripoli.
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, phụ trách quan hệ với các cơ quan đối tác của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại Hà Nội, cho đến chiều 1/3, tổ chức IOM đã lập trại để tiếp đón 1.000 lao động Việt Nam đến biên giới Tunisia. Số lao động này đã được bố trí nơi ở và cung cấp lương thực, thực phẩm.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu cứu trợ của Công ty cổ phần Việt Thắng (VTC) với 514 lao động được chủ sử dụng đưa đến sân bay Istabul (Thổ Nhì Kỹ) nhưng chưa thu xếp vé máy bay về nước, thức ăn cũng cạn kiệt, IOM Hà Nội đã liên hệ với văn phòng ở Ankada cử hai cán bộ xuống giúp đỡ về y tế, thực phẩm và liên hệ với các hãng hàng không để mua vé cho lao động về nước.
Tại biên giới Ai Cập, IOM cũng phối hợp với các tổ chức Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm quốc tế hỗ trợ lao động chỗ ăn, ở và liên hệ với các cơ quan cần thiết để cấp giấy tờ, vé đi lại.
Trước tình hình diễn biến phức tạp do những cuộc biểu tình chống đối Chính phủ đang diễn ra tại Bahrain và Oman, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã có Công văn số 262/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại Bahrain và Oman rà soát tổng số lao động đã đưa đi làm việc tại hai quốc gia này, cùng với danh sách các đối tác, địa chỉ liên hệ…, báo cáo sớm về Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cục Quản lý Lao động ngoài nước cũng yêu cầu các doanh nghiệp chỉ đạo cán bộ đại diện tại Bahrain và Oman theo dõi sát tình hình, kịp thời báo cáo Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý; khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có biểu tình…/
(TTXVN/Vietnam+)