Sáng 8/12, báo cáo trước đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội tại Kỳ họp lần thứ 22, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển cho biết, đến nay, thành phố đã chi tạm ứng 265 tỷ đồng cho 3 hoạt động chính của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội gồm các hoạt động tuyên truyền, văn hóa nghệ thuật; lễ tân và quà tặng.
Theo dự toán ban đầu, con số này lên tới 350 tỷ đồng; tuy nhiên sau khi tính toán kỹ, cắt giảm các khoản chi không thiết thực, không hợp lý thì khái toán chi trực tiếp cho Đại lễ là 270,7 tỷ đồng, tiết kiệm hơn 89 tỷ so với dự toán của thành phố từ đầu năm. Tuy nhiên, ông Hoàng Mạnh Hiển khẳng định, khi quyết toán số tiền chi thực tế có thể sẽ ít hơn.
Lý giải cho việc tiết kiệm so với dự toán, ông Hiển cho biết, chủ trương của thành phố ngay từ đầu là triệt để tiết kiệm chi cho hoạt động Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Thành phố quyết định chuyển địa điểm tổ chức Đêm hội văn hóa-nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội từ Hồ Tây về sân vận động Mỹ Đình đã tiết kiệm hàng chục tỷ đồng; các hoạt động văn hóa dự kiến diễn ra tại sân vận động Hàng Đẫy được đưa về biểu diễn ở 5 sân khấu xung quanh Hồ Gươm cũng tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng; hoặc không bắn pháo hoa ở 28 điểm mà chỉ bắn pháo hoa nghệ thuật duy nhất 1 điểm ở sân vận động Mỹ Đình tại Đêm bế mạc đã tiết kiệm được 5 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt.
Ngoài ra, thành phố cũng tiết kiệm được rất nhiều khoản chi như không bắn súng thần công, không thực hiện các mô hình văn hóa thiết kế xung quanh sân vận động Mỹ Đình.
Về lễ tân, trong dự toán chi khoảng 10 tỷ đồng nhưng thực chi chỉ có 7,6 tỷ đồng do thành phố đã quyết định quà tặng cho ngày Đại lễ cả khách trong nước và ngoài nước giống nhau chỉ gồm 3 món quà: một đĩa bằng đồng với hình ảnh tiêu biểu về Thăng Long-Hà Nội, một đĩa ca nhạc với những bài hát về Hà Nội và Huy hiệu của Thủ đô.
Bên cạnh đó, có một khoản chi rất lớn nhưng đã tiết kiệm được do các doanh nghiệp và người dân ủng hộ theo phương thức xã hội hóa trong hoạt động Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long như Dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng, phim tài liệu khoa học nghệ thuật “Thăng Long-thành phố Rồng bay”, bức tranh thêu “Cội xưa” và “Ước nguyện Thăng Long.”
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hoàng Mạnh Hiển cho biết, tới đây phần quyết toán thu chi ngân sách, các khoản chi cụ thể cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ được công bố công khai, minh bạch./.
Theo dự toán ban đầu, con số này lên tới 350 tỷ đồng; tuy nhiên sau khi tính toán kỹ, cắt giảm các khoản chi không thiết thực, không hợp lý thì khái toán chi trực tiếp cho Đại lễ là 270,7 tỷ đồng, tiết kiệm hơn 89 tỷ so với dự toán của thành phố từ đầu năm. Tuy nhiên, ông Hoàng Mạnh Hiển khẳng định, khi quyết toán số tiền chi thực tế có thể sẽ ít hơn.
Lý giải cho việc tiết kiệm so với dự toán, ông Hiển cho biết, chủ trương của thành phố ngay từ đầu là triệt để tiết kiệm chi cho hoạt động Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Thành phố quyết định chuyển địa điểm tổ chức Đêm hội văn hóa-nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội từ Hồ Tây về sân vận động Mỹ Đình đã tiết kiệm hàng chục tỷ đồng; các hoạt động văn hóa dự kiến diễn ra tại sân vận động Hàng Đẫy được đưa về biểu diễn ở 5 sân khấu xung quanh Hồ Gươm cũng tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng; hoặc không bắn pháo hoa ở 28 điểm mà chỉ bắn pháo hoa nghệ thuật duy nhất 1 điểm ở sân vận động Mỹ Đình tại Đêm bế mạc đã tiết kiệm được 5 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt.
Ngoài ra, thành phố cũng tiết kiệm được rất nhiều khoản chi như không bắn súng thần công, không thực hiện các mô hình văn hóa thiết kế xung quanh sân vận động Mỹ Đình.
Về lễ tân, trong dự toán chi khoảng 10 tỷ đồng nhưng thực chi chỉ có 7,6 tỷ đồng do thành phố đã quyết định quà tặng cho ngày Đại lễ cả khách trong nước và ngoài nước giống nhau chỉ gồm 3 món quà: một đĩa bằng đồng với hình ảnh tiêu biểu về Thăng Long-Hà Nội, một đĩa ca nhạc với những bài hát về Hà Nội và Huy hiệu của Thủ đô.
Bên cạnh đó, có một khoản chi rất lớn nhưng đã tiết kiệm được do các doanh nghiệp và người dân ủng hộ theo phương thức xã hội hóa trong hoạt động Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long như Dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng, phim tài liệu khoa học nghệ thuật “Thăng Long-thành phố Rồng bay”, bức tranh thêu “Cội xưa” và “Ước nguyện Thăng Long.”
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hoàng Mạnh Hiển cho biết, tới đây phần quyết toán thu chi ngân sách, các khoản chi cụ thể cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ được công bố công khai, minh bạch./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)