Tập thể y bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng vừa cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc do ăn con so biển.
Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 30/3, chị Nguyễn Thị Nhung (30 tuổi, ở Vạn Hương, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) và 2 con nhỏ ăn cháo nấu với 3 con so do người hàng xóm đi biển về cho. Chị Nhung là người ăn nhiều nhất, hết 1 con so biển.
Đến 23 giờ cùng ngày chị Nhung có biểu hiện buồn nôn và nôn ra ít thức ăn. Nửa tiếng sau, toàn thân chị Nhung cứng đờ, tăng tiết, không nói được.
Gia đình đã đưa chị Nhung đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đồ Sơn nhưng sức khỏe không tiến triển. Bệnh viện này đã gọi cấp cứu 115 đến đặt ống nội khí quản, bóp bóng để bảo đảm hô hấp.
Đến 2 giờ 15 phút ngày 31/3, Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch: liệt hoàn toàn tứ chi, cấu véo, gọi hỏi không đáp ứng; đồng tử hai bên đều, giãn tối đa, mất phản xạ với ánh sáng, phải thở theo bóng bóp...
Khoa đã tiến hành cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, lợi tiểu, rửa dạ dày để đào thải độc chất.
Đến 19 giờ ngày 1/4, bệnh nhân Nguyễn Thị Nhung đã tỉnh (tự thở qua ống nội khí quản); tứ chi đã cử động được, đồng tử hai bên đều nhau, có phản xạ ánh sáng.
Như vậy, đây là ca thứ hai liên tiếp bị ngộ độc do ăn hải sản có chứa độc tố trong mấy ngày gần đây đã được Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc cứu sống.
Tiến sỹ Trần Thanh Cảng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc chia sẻ so biển có hình dạng rất giống sam nhưng kích thước nhỏ hơn, đuôi tròn và sống đơn lẻ. Khi trưởng thành con so có kích thước tối đa là 25cm, trọng lượng dưới 1kg (trong khi đó sam trưởng thành nặng từ 1,5-2kg). Người dân cần thận trọng trong việc phân biệt giữa con so và con sam khi sử dụng để chế biến món ăn.
So biển là loại không thể ăn được. Trứng và thịt so biển rất độc. So có chứa chất Tetrodotoxin - một loại độc tố thần kinh mạnh như trong cá nóc. Tại một số địa phương ven biển Việt Nam, đã có nhiều người tử vong do ăn phải con so biển vì nhầm với con sam./.
Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 30/3, chị Nguyễn Thị Nhung (30 tuổi, ở Vạn Hương, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) và 2 con nhỏ ăn cháo nấu với 3 con so do người hàng xóm đi biển về cho. Chị Nhung là người ăn nhiều nhất, hết 1 con so biển.
Đến 23 giờ cùng ngày chị Nhung có biểu hiện buồn nôn và nôn ra ít thức ăn. Nửa tiếng sau, toàn thân chị Nhung cứng đờ, tăng tiết, không nói được.
Gia đình đã đưa chị Nhung đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đồ Sơn nhưng sức khỏe không tiến triển. Bệnh viện này đã gọi cấp cứu 115 đến đặt ống nội khí quản, bóp bóng để bảo đảm hô hấp.
Đến 2 giờ 15 phút ngày 31/3, Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch: liệt hoàn toàn tứ chi, cấu véo, gọi hỏi không đáp ứng; đồng tử hai bên đều, giãn tối đa, mất phản xạ với ánh sáng, phải thở theo bóng bóp...
Khoa đã tiến hành cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, lợi tiểu, rửa dạ dày để đào thải độc chất.
Đến 19 giờ ngày 1/4, bệnh nhân Nguyễn Thị Nhung đã tỉnh (tự thở qua ống nội khí quản); tứ chi đã cử động được, đồng tử hai bên đều nhau, có phản xạ ánh sáng.
Như vậy, đây là ca thứ hai liên tiếp bị ngộ độc do ăn hải sản có chứa độc tố trong mấy ngày gần đây đã được Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc cứu sống.
Tiến sỹ Trần Thanh Cảng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc chia sẻ so biển có hình dạng rất giống sam nhưng kích thước nhỏ hơn, đuôi tròn và sống đơn lẻ. Khi trưởng thành con so có kích thước tối đa là 25cm, trọng lượng dưới 1kg (trong khi đó sam trưởng thành nặng từ 1,5-2kg). Người dân cần thận trọng trong việc phân biệt giữa con so và con sam khi sử dụng để chế biến món ăn.
So biển là loại không thể ăn được. Trứng và thịt so biển rất độc. So có chứa chất Tetrodotoxin - một loại độc tố thần kinh mạnh như trong cá nóc. Tại một số địa phương ven biển Việt Nam, đã có nhiều người tử vong do ăn phải con so biển vì nhầm với con sam./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)