Chiều 12/6, bác sỹ chuyên khoa II La Văn Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết Khoa Ngoại tổng quát của bệnh viện vừa tiến hành thành công phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), cứu sống một bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, viêm tụy cấp nặng do sỏi ống mật chủ.
Bệnh nhân là bà Nguyễn Thi Lâm, 67 tuổi, ngụ xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Trước đó, sáng ngày 7/6 vừa qua, bệnh nhân Lâm nhập viện vào Khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng trụy tim mạch, mạch nhanh 110 lần/phút, huyết áp tụt (60/40mmHg) và viêm tụy cấp nặng. Chuẩn đoán ban đầu, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng chưa rõ nguyên nhân.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, khoa Cấp cứu đã chuyển bệnh nhân Lâm vào Khoa Hồi sức chống độc tích cực để tiến hành chuẩn đoán và điều trị. Tại đây, bệnh nhân được các bác sỹ tiến hành chụp CT Scan bụng, sinh hóa máu và ghi nhận bệnh nhân bị sỏi đường mật (đoạn cuối ống mật chủ), men tụy tăng cao.
Hội chuẩn bệnh viện chuẩn đoán bệnh nhân sốc nhiễm trùng do sỏi đường mật, biến chứng viêm tụy cấp. Do bệnh nhân đang trong tình trạng sốc, phải sử dụng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, nên các bác sỹ bệnh viện nhận định không thể thực hiện mổ hở cho bệnh nhân vì nguy cơ tử vong rất cao. Lúc này, phương pháp phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng để cứu sống bệnh nhân được ê kíp mổ lựa chọn.
Tối cùng ngày, ca phẫu thuật nội soi được tiến hành, do bác sỹ La Văn Phương làm trưởng êkíp phẫu thuật phối hợp với các bác sỹ khoa Ngoại tổng quát thực hiện nội soi mật tuỵ ngược dòng cấp cứu cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài gần một giờ đồng hồ và êkíp phẫu thuật đã thực hiện thành công lấy ra nhiều sỏi và bơm rửa sạch mủ trong đường mật cho bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, phục hồi tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sỹ La Văn Phương, kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật khó, các bác sỹ phải thuần thục kỹ năng về nội soi ống mềm, nếu bác sỹ không giỏi kỹ năng dễ gây biến chứng thủng tá tràng, viêm tụy cho bệnh nhân.
Hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai bệnh viện là Bện viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ mới có thể thực hiện thành công ứng dụng phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi ống mật chủ.
Bác sỹ Phương cho biết đối với các trường hợp viêm tụy cấp nặng do sỏi ống mật chủ nếu mổ hở, khả năng xảy ra tử vong cho bệnh nhân rất cao, nếu bệnh nhân được ca thiệp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng, khả năng cứu sống bệnh nhân rất lớn và bệnh nhân phục hồi nhanh./.
Bệnh nhân là bà Nguyễn Thi Lâm, 67 tuổi, ngụ xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Trước đó, sáng ngày 7/6 vừa qua, bệnh nhân Lâm nhập viện vào Khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng trụy tim mạch, mạch nhanh 110 lần/phút, huyết áp tụt (60/40mmHg) và viêm tụy cấp nặng. Chuẩn đoán ban đầu, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng chưa rõ nguyên nhân.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, khoa Cấp cứu đã chuyển bệnh nhân Lâm vào Khoa Hồi sức chống độc tích cực để tiến hành chuẩn đoán và điều trị. Tại đây, bệnh nhân được các bác sỹ tiến hành chụp CT Scan bụng, sinh hóa máu và ghi nhận bệnh nhân bị sỏi đường mật (đoạn cuối ống mật chủ), men tụy tăng cao.
Hội chuẩn bệnh viện chuẩn đoán bệnh nhân sốc nhiễm trùng do sỏi đường mật, biến chứng viêm tụy cấp. Do bệnh nhân đang trong tình trạng sốc, phải sử dụng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, nên các bác sỹ bệnh viện nhận định không thể thực hiện mổ hở cho bệnh nhân vì nguy cơ tử vong rất cao. Lúc này, phương pháp phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng để cứu sống bệnh nhân được ê kíp mổ lựa chọn.
Tối cùng ngày, ca phẫu thuật nội soi được tiến hành, do bác sỹ La Văn Phương làm trưởng êkíp phẫu thuật phối hợp với các bác sỹ khoa Ngoại tổng quát thực hiện nội soi mật tuỵ ngược dòng cấp cứu cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài gần một giờ đồng hồ và êkíp phẫu thuật đã thực hiện thành công lấy ra nhiều sỏi và bơm rửa sạch mủ trong đường mật cho bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, phục hồi tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sỹ La Văn Phương, kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật khó, các bác sỹ phải thuần thục kỹ năng về nội soi ống mềm, nếu bác sỹ không giỏi kỹ năng dễ gây biến chứng thủng tá tràng, viêm tụy cho bệnh nhân.
Hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai bệnh viện là Bện viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ mới có thể thực hiện thành công ứng dụng phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi ống mật chủ.
Bác sỹ Phương cho biết đối với các trường hợp viêm tụy cấp nặng do sỏi ống mật chủ nếu mổ hở, khả năng xảy ra tử vong cho bệnh nhân rất cao, nếu bệnh nhân được ca thiệp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng, khả năng cứu sống bệnh nhân rất lớn và bệnh nhân phục hồi nhanh./.
Thanh Sang (TTXVN)