Chiều 27/10, bác sỹ Phạm Văn Phương, Phó khoa Ngoại tổng quát-Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết các bác sỹ khoa Ngoại tổng quát của bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân lớn tuổi, bị vỡ phình động mạch chủ bụng, mất máu nhiều.
Bệnh nhân là ông Lê Văn Giáp, 78 tuổi, ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trước đó, bệnh nhân Giáp nhập viện vào sáng ngày 15/10 với triệu chứng đau bụng, mạch 54, huyết áp 110/ 60 mmHg, nhiệt độ 37 độ C.
Tiến hành khám cho bệnh nhân, các bác sỹ phát hiện bụng bệnh nhân có khối u cạnh rốn trái, kích thước 6x10cm, giới hạn rõ, có dấu mạch đập, ấn đau.
Các bác sỹ tiến hành siêu âm theo dõi phình động mạch chủ bụng bóc tách cho bệnh nhân và chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng dọa vỡ, cao huyết áp.
Các bác sỹ khoa Ngoại tổng quát đã giải thích cho gia đình bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật cắt túi phình thay bằng ống ghép nhân tạo hoặc chuyển lên tuyến trên Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật và chuyển tuyến trên điều trị mà tiếp tục ở lại bệnh viện theo dõi điều chỉnh huyết áp, giảm đau cho bệnh nhân.
Đến chiều 16/10, bệnh nhân đau bụng dữ dội, tri giác lơ mơ, mạch và huyết áp bệnh nhân đã bằng 0, bụng gồng cứng, ấn đau khắp bụng.
Tiến hành siêu âm, các bác sỹ phát hiện nhiều dịch ổ bụng và bệnh nhân bị vỡ phình động mạch chủ bụng. Ngay sau đó, các bác sỹ tiến hành truyền dịch, bơm máu, đặt nội khí quản bóp bóng cho bệnh nhân và chuyển khẩn cấp đến phòng mổ phẫu thuật cấp cứu.
Tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ mở bụng đường giữa vào xoang bụng của bệnh nhân phát hiện có khoảng 1.000ml máu loãng và khoảng 1kg máu cục, khối phình động mạch chủ bụng của bệnh nhân bị vỡ ra mặt trước dài khoảng 3cm đang chảy máu.
Êkíp phẫu thuật cắt bỏ túi phình thay bằng ống ghép nhân tạo, rửa sạch ổ bụng cho bệnh nhân và khâu che ống ghép, đặt dẫn lưu ổ bụng, đóng bụng từng lớp. Trong khi phẫu thuật, các bác sỹ đã truyền 10 đơn vị máu (mỗi đơn vị 350ml máu) cho bệnh nhân. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã tạm ổn định và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Theo các bác sỹ, vỡ phình động mạch chủ bụng là một tối cấp cứu do bệnh nhân bị mất máu rất nặng. Các bệnh nhân thường tử vong nhanh nếu không được mổ cấp cứu kịp thời; điều trị bệnh nhân cần sự phối hợp nhanh chóng và nhịp nhàng của các chuyên khoa mới có thể cứu sống được người bệnh./.
Bệnh nhân là ông Lê Văn Giáp, 78 tuổi, ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trước đó, bệnh nhân Giáp nhập viện vào sáng ngày 15/10 với triệu chứng đau bụng, mạch 54, huyết áp 110/ 60 mmHg, nhiệt độ 37 độ C.
Tiến hành khám cho bệnh nhân, các bác sỹ phát hiện bụng bệnh nhân có khối u cạnh rốn trái, kích thước 6x10cm, giới hạn rõ, có dấu mạch đập, ấn đau.
Các bác sỹ tiến hành siêu âm theo dõi phình động mạch chủ bụng bóc tách cho bệnh nhân và chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng dọa vỡ, cao huyết áp.
Các bác sỹ khoa Ngoại tổng quát đã giải thích cho gia đình bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật cắt túi phình thay bằng ống ghép nhân tạo hoặc chuyển lên tuyến trên Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật và chuyển tuyến trên điều trị mà tiếp tục ở lại bệnh viện theo dõi điều chỉnh huyết áp, giảm đau cho bệnh nhân.
Đến chiều 16/10, bệnh nhân đau bụng dữ dội, tri giác lơ mơ, mạch và huyết áp bệnh nhân đã bằng 0, bụng gồng cứng, ấn đau khắp bụng.
Tiến hành siêu âm, các bác sỹ phát hiện nhiều dịch ổ bụng và bệnh nhân bị vỡ phình động mạch chủ bụng. Ngay sau đó, các bác sỹ tiến hành truyền dịch, bơm máu, đặt nội khí quản bóp bóng cho bệnh nhân và chuyển khẩn cấp đến phòng mổ phẫu thuật cấp cứu.
Tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ mở bụng đường giữa vào xoang bụng của bệnh nhân phát hiện có khoảng 1.000ml máu loãng và khoảng 1kg máu cục, khối phình động mạch chủ bụng của bệnh nhân bị vỡ ra mặt trước dài khoảng 3cm đang chảy máu.
Êkíp phẫu thuật cắt bỏ túi phình thay bằng ống ghép nhân tạo, rửa sạch ổ bụng cho bệnh nhân và khâu che ống ghép, đặt dẫn lưu ổ bụng, đóng bụng từng lớp. Trong khi phẫu thuật, các bác sỹ đã truyền 10 đơn vị máu (mỗi đơn vị 350ml máu) cho bệnh nhân. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã tạm ổn định và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Theo các bác sỹ, vỡ phình động mạch chủ bụng là một tối cấp cứu do bệnh nhân bị mất máu rất nặng. Các bệnh nhân thường tử vong nhanh nếu không được mổ cấp cứu kịp thời; điều trị bệnh nhân cần sự phối hợp nhanh chóng và nhịp nhàng của các chuyên khoa mới có thể cứu sống được người bệnh./.
Thanh Sang (TTXVN)