Dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận được khởi công từ tháng 12/2010. Tuy nhiên, sau 2 năm sau ngày khởi công, dự án này gần như án binh bất động và đến nay chủ đầu tư đã chính thức xin trả lại dự án.
Chủ đầu tư thiếu vốn
Có thể nói, việc chọn nhà đầu tư cho dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận đã được cân nhắc rất kỷ, bởi trong điều kiện nhà nước khó khăn về nguồn vốn đầu tư, đòi hỏi phải cần sự huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp.
Dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận do tổ hợp các nhà đầu tư gồm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Công ty 508 thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ thương mại khách sạn Tân Hoàng Minh. Đơn vị được giao trực tiếp làm chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (gọi tắt là BEDC).
Với các cổ đông có tiềm lực và do BIDV là đại diện nên nhiều người cho rằng đã chọn được những nhà đầu tư xứng đáng. Để dự án được thực hiện, chủ đầu tư còn được hưởng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi như cho BEDC thu phí cầu Mỹ Thuận từ ngày 1/4/2010; được quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và thu phí trên Quốc lộ 1A, độc quyền khai thác các dịch vụ, cơ sở hạ tầng trong phạm vi đường và các công trình ngầm; độc quyền kinh doanh quảng cáo dọc tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương. BEDC còn được miễn nghĩa vụ đảm bảo thực hiện hợp đồng BOT.
Tuy nhiên, dự án chỉ rầm rộ trong ngày khởi công vào cuối năm 2010, sau đó nằm án binh bất động từ đó đến nay. Trong công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, BIDV đại diện cho các nhà đầu tư đã đề nghị chuyển giao dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận theo hình thức BOT và chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương cho Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn nhà đầu tư khác.
Lý do được BIDV đưa ra là do việc góp vốn của các cổ đông vào BEDC và việc thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng khác trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn. Các định chế tài chính nước ngoài đã có văn bản không tiếp tục xem xét tài trợ dự án. Những khó khăn về tài chính nêu trên khiến BEDC khó có thể triển khai gấp rút dự án như yêu cầu.
Cửu Long CIPM tiếp nhận dự án
Trên cơ sở đề xuất của BIDV, ngày 8/11 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hai dự án trên.
Theo đó, Bộ thống nhất chủ trương tiếp nhận lại nguyên trạng và chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và dự án BOT tuyến Trung Lương-Mỹ Thuận để tiếp giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) tiếp tục triển khai.
Đối với một số công việc BEDC đang triển khai dỡ dang như công tác xây dựng trạm thu phí trên đường cao tốc, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán BOT cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận cũng giao cho Cửu Long CIPM tiếp nhận để chủ động thực hiện các công việc tiếp theo. Mặc dù, cả 2 dự án nêu trên BEDC chưa ký hợp đồng với Bộ Giao thông Vận tải nhưng hai dự án này BEDC đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, trên thực tế BEDC cũng đã triển khai thực hiện một số nối dung như xây dựng trạm thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, lập hồ sô thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận... nên Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương BEDC sẽ được hoàn trả lại những khoản chi phí hợp lệ đã thực hiện. Bộ cũng giao cho Cửu Long CIPM thuê kiểm toán độc lập để đánh giá giá trị khối lượng do BEDC đã hoàn thành và để xuất hướng xử lý.
Liên quan đến việc tiếp nhận dự án này, đại diện Cửu Long CIPM cho biết với trách nhiệm của mình, nếu được Bộ Giao thông Vận tải giao và Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Cửu Long CIPM sẵn sàng tiếp nhận hai dự án trên để tiếp tục triển khai./.
Chủ đầu tư thiếu vốn
Có thể nói, việc chọn nhà đầu tư cho dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận đã được cân nhắc rất kỷ, bởi trong điều kiện nhà nước khó khăn về nguồn vốn đầu tư, đòi hỏi phải cần sự huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp.
Dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận do tổ hợp các nhà đầu tư gồm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Công ty 508 thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ thương mại khách sạn Tân Hoàng Minh. Đơn vị được giao trực tiếp làm chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (gọi tắt là BEDC).
Với các cổ đông có tiềm lực và do BIDV là đại diện nên nhiều người cho rằng đã chọn được những nhà đầu tư xứng đáng. Để dự án được thực hiện, chủ đầu tư còn được hưởng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi như cho BEDC thu phí cầu Mỹ Thuận từ ngày 1/4/2010; được quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và thu phí trên Quốc lộ 1A, độc quyền khai thác các dịch vụ, cơ sở hạ tầng trong phạm vi đường và các công trình ngầm; độc quyền kinh doanh quảng cáo dọc tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương. BEDC còn được miễn nghĩa vụ đảm bảo thực hiện hợp đồng BOT.
Tuy nhiên, dự án chỉ rầm rộ trong ngày khởi công vào cuối năm 2010, sau đó nằm án binh bất động từ đó đến nay. Trong công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, BIDV đại diện cho các nhà đầu tư đã đề nghị chuyển giao dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận theo hình thức BOT và chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương cho Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn nhà đầu tư khác.
Lý do được BIDV đưa ra là do việc góp vốn của các cổ đông vào BEDC và việc thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng khác trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn. Các định chế tài chính nước ngoài đã có văn bản không tiếp tục xem xét tài trợ dự án. Những khó khăn về tài chính nêu trên khiến BEDC khó có thể triển khai gấp rút dự án như yêu cầu.
Cửu Long CIPM tiếp nhận dự án
Trên cơ sở đề xuất của BIDV, ngày 8/11 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hai dự án trên.
Theo đó, Bộ thống nhất chủ trương tiếp nhận lại nguyên trạng và chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và dự án BOT tuyến Trung Lương-Mỹ Thuận để tiếp giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) tiếp tục triển khai.
Đối với một số công việc BEDC đang triển khai dỡ dang như công tác xây dựng trạm thu phí trên đường cao tốc, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán BOT cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận cũng giao cho Cửu Long CIPM tiếp nhận để chủ động thực hiện các công việc tiếp theo. Mặc dù, cả 2 dự án nêu trên BEDC chưa ký hợp đồng với Bộ Giao thông Vận tải nhưng hai dự án này BEDC đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, trên thực tế BEDC cũng đã triển khai thực hiện một số nối dung như xây dựng trạm thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, lập hồ sô thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận... nên Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương BEDC sẽ được hoàn trả lại những khoản chi phí hợp lệ đã thực hiện. Bộ cũng giao cho Cửu Long CIPM thuê kiểm toán độc lập để đánh giá giá trị khối lượng do BEDC đã hoàn thành và để xuất hướng xử lý.
Liên quan đến việc tiếp nhận dự án này, đại diện Cửu Long CIPM cho biết với trách nhiệm của mình, nếu được Bộ Giao thông Vận tải giao và Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Cửu Long CIPM sẵn sàng tiếp nhận hai dự án trên để tiếp tục triển khai./.
Hoàng Tuấn-Phan Doãn (Vietnam+)