Ngày hôm qua, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cùng Hội đồng huấn luyện viên quốc gia đã chốt danh sách ứng cử viên cho chiếc ghế huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam thay ông Henrique Calisto.
Theo đó, những cái tên được giới truyền thông đưa ra trong những ngày gần đây như Peter Reid, David Booth hay Hristo Stoichkov đã không được lựa chọn. Thay vào đó là những cái tên mới, nhưng đều đã được khẳng định trên trường quốc tế.
Năm ứng cử viên cuối cùng được VFF lựa chọn từ 25 bộ hồ sơ ban đầu gồm có các ông Hans Jurgen Gede, Franz Goetze (người Đức), Nelo Vingada (Bồ Đào Nha), Pierre Lechantre (Pháp) và Steve Sampson (Mỹ).
Trong số này, hai ứng viên cuối cùng được xem là có tên tuổi hơn cả. Ông Pierre Lechantre đã từng cùng đội tuyển Cameroon giành chức vô địch châu Phi năm 2000 (CAN 2000, còn người cùng đội Olympic Cameroon giành HCV Olympic Sydney diễn ra cùng năm là ông Akono chứ không phải Lechantre như một số tờ báo đã đưa - NV), từng làm việc với những ngôi sao đẳng cấp thế giới như Samuel Eto’o. Sau khi rời Cameroon năm 2001 thì ông Lechantre đã dẫn dắt các đội tuyển Qatar, Mali và một số câu lạc bộ trong khối Arập. Đội bóng gần nhất mà ông Lechantre dẫn dắt là CS Sfaxien của Tunisia trong năm 2010.
Trong khi đó, ông Steve Sampson thì từng là trợ lý cho “Phù thủy” Bora Milutinovic tại đội tuyển Mỹ dự World Cup 1994 trên sân nhà. Sau đó, chính ông đã tiếp quản chiếc ghế của Milutinovic và cùng đội tuyển xứ cờ hoa dự thêm một vòng chung kết World Cup nữa vào năm 1998. Nhưng thành tích nối bật nhất của ông Sampson là ở Copa America 1995, khi đội tuyển Mỹ với tư cách khách mời đã có chiến thắng 3-0 trước “ông lớn” Argentina và kết thúc giải ở vị trí thứ tư.
Từ năm 2002 đến 2004, ông Sampson, có biệt danh “Chú Sam” dẫn dắt đội tuyển Costa Rica. Tiếp đó, ông trở lại quê nhà dẫn dắt câu lạc bộ Los Angeles Galaxy (đội bóng hiện nay của danh thủ Beckham) và cùng đội này giành cú đúp vào năm 2005. Sauk hi bị sa thải vào tháng 6/2006 thì ông Sampson tạm thời rời xa sân cỏ và làm bình luận viên thể thao.
Ngoài hai nhân vật khá nổi tiếng nói trên thì các huấn luyện viên còn lại đều có lí lịch khiêm tốn. Ông Vingada từng cùng đội Olympic Bồ Đào Nha giành vị trí thứ tư tại Olympic Atlanta 1996, rồi sau đó dẫn dắt đội tuyển Saudi Arabia. Nhưng ngoài điểm sáng ấy thì thành tích của ông cũng không có gì nổi bật. Ông được ví như một huấn luyện viên du mục, mỗi năm lại dẫn dắt một đội bóng, chủ yếu trong thế giới Arập.
Tương tự là các ông Gede (dẫn dắt Uzbekistan năm 2005) và Franz Goetz (tên ông này thậm chí còn không có trên Wikipedia!).
Theo nguồn tin của Vietnam+, hiện VFF chưa nghiêng về bất cứ một cái tên nào cả, bởi theo một lãnh đạo của VFF thì việc lựa chọn ra năm cái tên từ 25 bộ hồ sơ mới chỉ là bước đầu. Sau đó, VFF sẽ còn phải kiểm chứng thông tin, trực tiếp liên hệ với từng người để đàm phán về mức lương rồi mới đưa ra quyết định.
Trên lý thuyết, ông Lechantre và Sampson được xem là ứng viên sáng giá nhất, song thực tế đã cho thấy để thành công tại “vùng trũng” Đông Nam Á thì phẩm chất cần nhất là phải hiểu bóng đá khu vực chứ không phải là về danh tiếng. Người Thái đã chi đến cả triệu đô để mời các huấn luyện viên từ Premier League như Peter Reid hay Bryan Robson, song đều đã thất bại, trong khi những người như ông Alfred Rield thì đã “ăn dầm ở dề” tại khu vực cả chục năm nay.
Chẳng nói đâu xa, mới đây câu lạc bộ Muang Thong của Thái Lan “câu” ông Calisto về làm huấn luyện viên cùng vì chiến lược gia người Bồ “am hiểu về bóng đá Đông Nam Á”. Thế nên, dù đã đưa ra năm cái tên cuối cùng, song việc chọn thầy ngoại cho đội tuyển xem ra vẫn còn là câu chuyện dài./.
Theo đó, những cái tên được giới truyền thông đưa ra trong những ngày gần đây như Peter Reid, David Booth hay Hristo Stoichkov đã không được lựa chọn. Thay vào đó là những cái tên mới, nhưng đều đã được khẳng định trên trường quốc tế.
Năm ứng cử viên cuối cùng được VFF lựa chọn từ 25 bộ hồ sơ ban đầu gồm có các ông Hans Jurgen Gede, Franz Goetze (người Đức), Nelo Vingada (Bồ Đào Nha), Pierre Lechantre (Pháp) và Steve Sampson (Mỹ).
Trong số này, hai ứng viên cuối cùng được xem là có tên tuổi hơn cả. Ông Pierre Lechantre đã từng cùng đội tuyển Cameroon giành chức vô địch châu Phi năm 2000 (CAN 2000, còn người cùng đội Olympic Cameroon giành HCV Olympic Sydney diễn ra cùng năm là ông Akono chứ không phải Lechantre như một số tờ báo đã đưa - NV), từng làm việc với những ngôi sao đẳng cấp thế giới như Samuel Eto’o. Sau khi rời Cameroon năm 2001 thì ông Lechantre đã dẫn dắt các đội tuyển Qatar, Mali và một số câu lạc bộ trong khối Arập. Đội bóng gần nhất mà ông Lechantre dẫn dắt là CS Sfaxien của Tunisia trong năm 2010.
Trong khi đó, ông Steve Sampson thì từng là trợ lý cho “Phù thủy” Bora Milutinovic tại đội tuyển Mỹ dự World Cup 1994 trên sân nhà. Sau đó, chính ông đã tiếp quản chiếc ghế của Milutinovic và cùng đội tuyển xứ cờ hoa dự thêm một vòng chung kết World Cup nữa vào năm 1998. Nhưng thành tích nối bật nhất của ông Sampson là ở Copa America 1995, khi đội tuyển Mỹ với tư cách khách mời đã có chiến thắng 3-0 trước “ông lớn” Argentina và kết thúc giải ở vị trí thứ tư.
Từ năm 2002 đến 2004, ông Sampson, có biệt danh “Chú Sam” dẫn dắt đội tuyển Costa Rica. Tiếp đó, ông trở lại quê nhà dẫn dắt câu lạc bộ Los Angeles Galaxy (đội bóng hiện nay của danh thủ Beckham) và cùng đội này giành cú đúp vào năm 2005. Sauk hi bị sa thải vào tháng 6/2006 thì ông Sampson tạm thời rời xa sân cỏ và làm bình luận viên thể thao.
Ngoài hai nhân vật khá nổi tiếng nói trên thì các huấn luyện viên còn lại đều có lí lịch khiêm tốn. Ông Vingada từng cùng đội Olympic Bồ Đào Nha giành vị trí thứ tư tại Olympic Atlanta 1996, rồi sau đó dẫn dắt đội tuyển Saudi Arabia. Nhưng ngoài điểm sáng ấy thì thành tích của ông cũng không có gì nổi bật. Ông được ví như một huấn luyện viên du mục, mỗi năm lại dẫn dắt một đội bóng, chủ yếu trong thế giới Arập.
Tương tự là các ông Gede (dẫn dắt Uzbekistan năm 2005) và Franz Goetz (tên ông này thậm chí còn không có trên Wikipedia!).
Theo nguồn tin của Vietnam+, hiện VFF chưa nghiêng về bất cứ một cái tên nào cả, bởi theo một lãnh đạo của VFF thì việc lựa chọn ra năm cái tên từ 25 bộ hồ sơ mới chỉ là bước đầu. Sau đó, VFF sẽ còn phải kiểm chứng thông tin, trực tiếp liên hệ với từng người để đàm phán về mức lương rồi mới đưa ra quyết định.
Trên lý thuyết, ông Lechantre và Sampson được xem là ứng viên sáng giá nhất, song thực tế đã cho thấy để thành công tại “vùng trũng” Đông Nam Á thì phẩm chất cần nhất là phải hiểu bóng đá khu vực chứ không phải là về danh tiếng. Người Thái đã chi đến cả triệu đô để mời các huấn luyện viên từ Premier League như Peter Reid hay Bryan Robson, song đều đã thất bại, trong khi những người như ông Alfred Rield thì đã “ăn dầm ở dề” tại khu vực cả chục năm nay.
Chẳng nói đâu xa, mới đây câu lạc bộ Muang Thong của Thái Lan “câu” ông Calisto về làm huấn luyện viên cùng vì chiến lược gia người Bồ “am hiểu về bóng đá Đông Nam Á”. Thế nên, dù đã đưa ra năm cái tên cuối cùng, song việc chọn thầy ngoại cho đội tuyển xem ra vẫn còn là câu chuyện dài./.
Vì sao không chọn Stoichkov? Thực ra, cái tên “hoành tráng” nhất trong danh sách huấn luyện viên nộp hồ sơ ứng cử dẫn dắt đội tuyển Việt Nam là cựu danh thủ người Bulgaria Hristo Stoichkov. Tuy nhiên, danh thủ từng đoạt Quả bóng Vàng khi còn là cầu thủ này đã bị loại bởi đòi hỏi mức lương quá cao (khoảng 1 triệu USD/năm). Hơn nữa, thành tích của Stoichkov trên cương vị huấn luyện viên cũng không ấn tượng. Sau khi rời đội tuyển Bulgaria thì Stoichkov đã có “công” đưa câu lạc bộ Celta Vigo ở Liga… xuống hạng Nhì! |
Lâm Huy (Vietnam+)