Chiều 13/9, bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hồ, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) cho biết khoa cấp cứu của bệnh viện vừa phẫu thuật cứu sống hai mẹ con sản phụ bị nhau bong non thể nặng.
Sản phụ là chị N.T.N.D (29 tuổi, trú tại thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), được người nhà đưa vào nhập viện vào khoảng 1 giờ 30 phút rạng sáng 13/9 trong tình trạng đau bụng dữ dội, tử cung gò cứng liên tục, xuất huyết âm đạo nhiều máu đỏ tươi lẫn máu cục.
Khi vào nhập viện, sản phụ mang thai lần thứ hai và thai nhi được 39 tuần tuổi. Sau khi tiếp nhận sản phụ, qua chẩn đoán, các bác sỹ tại Khoa Cấp cứu bệnh viện đã xác định sản phụ D bị suy thai cấp, nhau bong non thể nặng và phải mổ cấp cứu.
Lúc này, toàn thể tử cung của sản phụ D đã tím bầm, nhau đã bong gần như toàn bộ với khối máu tụ sau bánh nhau tương đương 500gr. Sau khi hồi sức, tăng gò tích cực, các bác sỹ quyết định giữ lại tử cung cho sản phụ.
Sau 30 phút tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ đã đưa ra được một bé gái nặng 3,3 kg, trong tình trạng tím toàn thân, nhịp tim rời rạc, ngưng thở. Lúc này, bé gái được các bác sỹ đặt nội khí quản hồi sức tích cực và sau 5 phút bé đã khóc được.
Sau ca phẫu thuật, hiện sức khỏe của hai mẹ con sản phụ N.T.N.D đã ổn định, sản phụ đã ăn uống được, tử cung gò chắc, sinh hiệu ổn định. Riêng bé gái hồng hào, bú tốt, không còn thở oxy.
Theo bác sỹ Nguyễn Duy Linh, Phó trưởng Trung tâm phẫu thuật nội soi Phụ khoa - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu, trường hợp nhau bong non thể nặng xảy ra đối với sản phụ D là ca tai biến sản khoa khó và ít gặp.
Trong trường hợp này, nếu sản phụ nhập viện muộn, xử lý muộn thì sản phụ sẽ bị băng huyết, đờ tử cung, rối loạn đông máu và có thể tử vong cả mẹ lẫn con. Theo bác sỹ Linh, trường hợp nhau bong non dù tần suất gặp không cao nhưng không phải là tình trạng hiếm gặp.
Nhau bong non dễ xảy ra nhất đối với các sản phụ trong 12 tuần cuối trước khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của nhau bong non bao gồm xuất huyết âm đạo, đau bụng, đau lưng, các cơn co thắt tử cung liên tục.
Thai phụ trong tình trạng vật vã, choáng, thở nhanh - không sâu, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt, có thể kèm theo hội chứng tiền sản giật. Nhau bong non có thể gây ra các vấn đề đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ và con.
Để phòng tránh nhau bong non, các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Phương Châu khuyến cáo thai phụ nên khám thai định kỳ, đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe tổng thể, đảm bảo chế độ ăn uống, làm việc không quá sức.
Nếu phụ nữ có tiền sử nhau bong non và đang có kế hoạch mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe thai nhi và người mẹ cho đến khi thai nhi trưởng thành đến kỳ sinh nở./.
Sản phụ là chị N.T.N.D (29 tuổi, trú tại thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), được người nhà đưa vào nhập viện vào khoảng 1 giờ 30 phút rạng sáng 13/9 trong tình trạng đau bụng dữ dội, tử cung gò cứng liên tục, xuất huyết âm đạo nhiều máu đỏ tươi lẫn máu cục.
Khi vào nhập viện, sản phụ mang thai lần thứ hai và thai nhi được 39 tuần tuổi. Sau khi tiếp nhận sản phụ, qua chẩn đoán, các bác sỹ tại Khoa Cấp cứu bệnh viện đã xác định sản phụ D bị suy thai cấp, nhau bong non thể nặng và phải mổ cấp cứu.
Lúc này, toàn thể tử cung của sản phụ D đã tím bầm, nhau đã bong gần như toàn bộ với khối máu tụ sau bánh nhau tương đương 500gr. Sau khi hồi sức, tăng gò tích cực, các bác sỹ quyết định giữ lại tử cung cho sản phụ.
Sau 30 phút tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ đã đưa ra được một bé gái nặng 3,3 kg, trong tình trạng tím toàn thân, nhịp tim rời rạc, ngưng thở. Lúc này, bé gái được các bác sỹ đặt nội khí quản hồi sức tích cực và sau 5 phút bé đã khóc được.
Sau ca phẫu thuật, hiện sức khỏe của hai mẹ con sản phụ N.T.N.D đã ổn định, sản phụ đã ăn uống được, tử cung gò chắc, sinh hiệu ổn định. Riêng bé gái hồng hào, bú tốt, không còn thở oxy.
Theo bác sỹ Nguyễn Duy Linh, Phó trưởng Trung tâm phẫu thuật nội soi Phụ khoa - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Phương Châu, trường hợp nhau bong non thể nặng xảy ra đối với sản phụ D là ca tai biến sản khoa khó và ít gặp.
Trong trường hợp này, nếu sản phụ nhập viện muộn, xử lý muộn thì sản phụ sẽ bị băng huyết, đờ tử cung, rối loạn đông máu và có thể tử vong cả mẹ lẫn con. Theo bác sỹ Linh, trường hợp nhau bong non dù tần suất gặp không cao nhưng không phải là tình trạng hiếm gặp.
Nhau bong non dễ xảy ra nhất đối với các sản phụ trong 12 tuần cuối trước khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của nhau bong non bao gồm xuất huyết âm đạo, đau bụng, đau lưng, các cơn co thắt tử cung liên tục.
Thai phụ trong tình trạng vật vã, choáng, thở nhanh - không sâu, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt, có thể kèm theo hội chứng tiền sản giật. Nhau bong non có thể gây ra các vấn đề đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ và con.
Để phòng tránh nhau bong non, các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Phương Châu khuyến cáo thai phụ nên khám thai định kỳ, đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe tổng thể, đảm bảo chế độ ăn uống, làm việc không quá sức.
Nếu phụ nữ có tiền sử nhau bong non và đang có kế hoạch mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe thai nhi và người mẹ cho đến khi thai nhi trưởng thành đến kỳ sinh nở./.
(TTXVN)