Các cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam và một số bộ ngành của Thái Lan tích cực làm việc trong hai ngày qua để cứu giúp 15 cô gái trong vụ đẻ thuê mới được phát hiện ở gần ngoại ô Bangkok.
Ông Phạm Minh Tuấn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam phụ trách về vấn công dân, trả lời phóng viên TTXVN tại Thái Lan rằng một trong số 15 phụ nữ này đang nằm trong bệnh viện tư nhân vì mới sinh con.
Đại sứ quán đã thông báo với các cơ quan hữu quan của Việt Nam cùng hợp tác để đảm bảo sức khỏe và giúp đưa các phụ nữ này về nước, trong lúc các cơ quan liên quan của Thái Lan cũng rất quan tâm giải quyết vụ việc này. Mặc dù có thông tin cho rằng có người tự nguyện tham gia dịch vụ đẻ mướn đó, nhưng cảnh sát Thái Lan vẫn xem họ như là nạn nhân cần được giúp đỡ.
Ngoại trừ người phụ nữ đang nằm viện kể trên, 14 người còn lại hiện tạm ở trung tâm lánh nạn thuộc Bộ Lao động Thái Lan, với khoảng một nửa đang mang thai.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan ông Jurin Laksanavisit khẳng định các quy định hiện hành của ngành y tế Thái Lan nghiêm cấm hoạt động đẻ thuê vì mục đích thương mại.
Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Jurin Laksanavisit cho biết bộ dự định sẽ thảo luận vấn đề này với Cơ quan điều tra đặc biệt, Cơ quan xuất nhập cảnh và Hội đồng Y tế Thái Lan để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhằm ngăn ngừa Thái Lan trở thành trung tâm buôn người, trong đó có dịch vụ đẻ thuê bất hợp pháp.
Còn chủ tịch trường Cao đẳng Hoàng gia về sản phụ và phụ khoa Somboon Kunatikom cho hay Quốc hội nước này đang chuẩn bị xem xét dự Luật bảo vệ trẻ em được sinh ra nhờ sự hỗ trợ của công nghệ y tế nhằm ngăn chặn vấn đề đẻ thuê bất hợp pháp tại Thái Lan.
Theo dự thảo luật trên, người chủ các dịch vụ thụ tinh nhân tạo bất hợp pháp sẽ bị phạt tù đến 10 năm, phạt tiền 200.000 baht (30-31 baht = 1USD) hoặc cả hai hình phạt, và những kẻ môi giới sẽ bị phạt tù 5 năm, phạt 100.000 baht hoặc cả hai hình phạt đó.
Vụ việc trên được đưa ra sau khi trưa 23/2 lực lượng chức năng của Thái Lan đã triệt phá một đường dây đẻ thuê bất hợp pháp tại khu Thararom, gần ngoại ô thủ đô Bangkok và giải cứu các phụ nữ quê ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Một số người được hứa hẹn giới thiệu công việc tốt và khi sang đến nơi mới biết mình bị lừa. Họ đã bí mật tìm cách liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan nhờ giải cứu./.
Ông Phạm Minh Tuấn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam phụ trách về vấn công dân, trả lời phóng viên TTXVN tại Thái Lan rằng một trong số 15 phụ nữ này đang nằm trong bệnh viện tư nhân vì mới sinh con.
Đại sứ quán đã thông báo với các cơ quan hữu quan của Việt Nam cùng hợp tác để đảm bảo sức khỏe và giúp đưa các phụ nữ này về nước, trong lúc các cơ quan liên quan của Thái Lan cũng rất quan tâm giải quyết vụ việc này. Mặc dù có thông tin cho rằng có người tự nguyện tham gia dịch vụ đẻ mướn đó, nhưng cảnh sát Thái Lan vẫn xem họ như là nạn nhân cần được giúp đỡ.
Ngoại trừ người phụ nữ đang nằm viện kể trên, 14 người còn lại hiện tạm ở trung tâm lánh nạn thuộc Bộ Lao động Thái Lan, với khoảng một nửa đang mang thai.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan ông Jurin Laksanavisit khẳng định các quy định hiện hành của ngành y tế Thái Lan nghiêm cấm hoạt động đẻ thuê vì mục đích thương mại.
Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Jurin Laksanavisit cho biết bộ dự định sẽ thảo luận vấn đề này với Cơ quan điều tra đặc biệt, Cơ quan xuất nhập cảnh và Hội đồng Y tế Thái Lan để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhằm ngăn ngừa Thái Lan trở thành trung tâm buôn người, trong đó có dịch vụ đẻ thuê bất hợp pháp.
Còn chủ tịch trường Cao đẳng Hoàng gia về sản phụ và phụ khoa Somboon Kunatikom cho hay Quốc hội nước này đang chuẩn bị xem xét dự Luật bảo vệ trẻ em được sinh ra nhờ sự hỗ trợ của công nghệ y tế nhằm ngăn chặn vấn đề đẻ thuê bất hợp pháp tại Thái Lan.
Theo dự thảo luật trên, người chủ các dịch vụ thụ tinh nhân tạo bất hợp pháp sẽ bị phạt tù đến 10 năm, phạt tiền 200.000 baht (30-31 baht = 1USD) hoặc cả hai hình phạt, và những kẻ môi giới sẽ bị phạt tù 5 năm, phạt 100.000 baht hoặc cả hai hình phạt đó.
Vụ việc trên được đưa ra sau khi trưa 23/2 lực lượng chức năng của Thái Lan đã triệt phá một đường dây đẻ thuê bất hợp pháp tại khu Thararom, gần ngoại ô thủ đô Bangkok và giải cứu các phụ nữ quê ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Một số người được hứa hẹn giới thiệu công việc tốt và khi sang đến nơi mới biết mình bị lừa. Họ đã bí mật tìm cách liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan nhờ giải cứu./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)