Ngày 28/12, cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền Ichiro Ozawa khẳng định ông sẵn sàng ra điều trần trước Ủy ban Đạo đức của Hạ viện để giải thích về vụ bê bối tài chính liên quan tới Rikuzankai, tổ chức quản lý quỹ chính trị của ông Ozawa.
Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, người hiện giữ chức Chủ tịch DPJ, bóng gió về khả năng trục xuất ông Ozawa khỏi đảng cầm quyền nếu ông tiếp tục từ chối đề nghị ra điều trần trước Quốc hội về vụ bê bối này.
Phát biểu với các phóng viên, ông Ozawa nhấn mạnh việc ông thay đổi quan điểm một cách đột ngột là “một quyết định chính trị” nhằm giúp tránh sự bất đồng trong nội bộ đảng cầm quyền và mở đường cho các cuộc thảo luận suôn sẻ về dự thảo ngân sách cho tài khóa 2011 và các dự luật liên quan vào đầu năm 2011.
Mặc dù vậy, ông Ozawa cũng đặt điều kiện cho việc tham gia phiên điều trần này.
Theo ông Ozawa, nếu phiên điều trần này không phải là điều kiện để các đảng đối lập đạt được thỏa thuận với DPJ về thời điểm bắt đầu kỳ họp thường niên của Quốc hội, ông muốn xuất hiện trước Ủy ban Đạo đức của Hạ viện sau khi dự thảo ngân sách cho tài khóa 2011 được thông qua.
Trước đó, ông Ozawa đã liên tục bác bỏ các yêu cầu giải trình trước Quốc hội về vụ bê bối quỹ chính trị này khi khẳng định ông không làm gì sai và ông sẽ chứng minh sự vô tội của mình tại tòa án.
Bình luận về quyết định của ông Ozawa, Thủ tướng Kan nói đây là “một sự tiến bộ lớn.” Cho đến nay, vẫn chưa chắc chắn liệu quyết định của ông Ozawa sẽ giúp chính phủ của Thủ tướng Kan có thể hợp tác chặt chẽ hơn với các đảng đối lập hay không trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ đối với nội các đang giảm.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và các đảng đối lập khác vẫn chỉ trích DPJ vì có quan điểm mềm mỏng đối với ông Ozawa, người có thể sẽ bị truy tố vào tháng 1/2011.
Phe đối lập đang yêu cầu ông Ozawa phải tham gia phiên điều trần có tuyên thệ theo một quy định khắt khe hơn. Điều này đồng nghĩa với việc ông Ozawa có thể bị buộc tội khai man nếu đưa ra phát biểu sai./.
Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, người hiện giữ chức Chủ tịch DPJ, bóng gió về khả năng trục xuất ông Ozawa khỏi đảng cầm quyền nếu ông tiếp tục từ chối đề nghị ra điều trần trước Quốc hội về vụ bê bối này.
Phát biểu với các phóng viên, ông Ozawa nhấn mạnh việc ông thay đổi quan điểm một cách đột ngột là “một quyết định chính trị” nhằm giúp tránh sự bất đồng trong nội bộ đảng cầm quyền và mở đường cho các cuộc thảo luận suôn sẻ về dự thảo ngân sách cho tài khóa 2011 và các dự luật liên quan vào đầu năm 2011.
Mặc dù vậy, ông Ozawa cũng đặt điều kiện cho việc tham gia phiên điều trần này.
Theo ông Ozawa, nếu phiên điều trần này không phải là điều kiện để các đảng đối lập đạt được thỏa thuận với DPJ về thời điểm bắt đầu kỳ họp thường niên của Quốc hội, ông muốn xuất hiện trước Ủy ban Đạo đức của Hạ viện sau khi dự thảo ngân sách cho tài khóa 2011 được thông qua.
Trước đó, ông Ozawa đã liên tục bác bỏ các yêu cầu giải trình trước Quốc hội về vụ bê bối quỹ chính trị này khi khẳng định ông không làm gì sai và ông sẽ chứng minh sự vô tội của mình tại tòa án.
Bình luận về quyết định của ông Ozawa, Thủ tướng Kan nói đây là “một sự tiến bộ lớn.” Cho đến nay, vẫn chưa chắc chắn liệu quyết định của ông Ozawa sẽ giúp chính phủ của Thủ tướng Kan có thể hợp tác chặt chẽ hơn với các đảng đối lập hay không trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ đối với nội các đang giảm.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và các đảng đối lập khác vẫn chỉ trích DPJ vì có quan điểm mềm mỏng đối với ông Ozawa, người có thể sẽ bị truy tố vào tháng 1/2011.
Phe đối lập đang yêu cầu ông Ozawa phải tham gia phiên điều trần có tuyên thệ theo một quy định khắt khe hơn. Điều này đồng nghĩa với việc ông Ozawa có thể bị buộc tội khai man nếu đưa ra phát biểu sai./.
(TTXVN/Vietnam+)