Quyết tâm làm giàu như quyết tâm vào trận đánh là tâm sự của ông Nguyễn Đức Thắng - cựu chiến binh ở thị trấn Chư Sê (Gia Lai).
Từ hai bàn tay trắng, nay bình quân mỗi năm gia đình ông có mức thu nhập hơn 1 tỷ đồng từ các loại nông sản hàng hóa như cao su, hồ tiêu, càphê..
Nguyện vọng của ông Thắng sẽ không dừng lại ở con số này mà còn vươn xa nữa trên cơ sở đầu tư mở rộng diện tích và thâm canh tăng cao năng suất các loại cây trồng và tiến tới chế biến nông sản xuất khẩu.
Ông Nguyễn Đức Thắng rời quân ngũ năm 2000, trở về quê Thái Bình. "Đất chật-người đông" nên kinh tế gia đình chậm phát triển và cái khổ cực hiển hiện trước mắt, ông Thắng quyết định cùng vợ con rời nơi chôn nhau cắt rốn và ra đi tìm nơi "đất lành-chim đậu." Đó là mảnh đất Chư Sê ở vùng Tây nguyên trù phú. Chính nơi đây, hơn 10 năm trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ông và gia đình đều vượt qua để có được như ngày hôm nay - một tỷ phú ở vùng sâu xa.
Khi mới đến Chư Sê, ông chỉ dành dụm đủ tiền để mua 2ha đất canh tác và dựng một cái nhà tạm ở góc vườn để ở. Do vốn ít, kinh nghiệm làm nông chưa nhiều nên gia đình ông chỉ biết trồng các loại cây truyền thống ngắn ngày như ngô, sắn...Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, qua vài ba vụ đầu sản xuất có sản phẩm đã giúp cho gia đình có cuộc sống ổn định và tích lũy được ít vốn, mộng làm giàu của ông Thắng cũng bắt đầu từ đây.
Ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua thêm đất mở rộng diện tích, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của bà con trong vùng rồi chuyển dần quỹ đất sang trồng các loại cây kinh tế. Từ chỗ chỉ có 2ha đất canh tác năm 2001 và nay gia đình ông đã có hơn 20ha phủ kín một màu xanh cao su, hồ tiêu, càphê... với tổng giá trị tài sản hiện có trên quỹ đất này lên tới vài chục tỷ đồng. Và với tài sản hiện có, bình quân mỗi năm có hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận.
Ông Thắng chia sẻ, năm 2003-2004, khi giá trị sản phẩm càphê sụt giảm mạnh trên thị trường thì nhiều người dân trong vùng đã bán cả vườn càphê để trở về quê cũ. Riêng gia đình ông vẫn kiên quyết bám trụ, không bán cũng không chuyển đổi sang các loại cây trồng khác mà tập trung chăm bón để chờ ngày hái quả.
Ông Nguyễn Đức Thắng không chỉ biết làm giàu cho riêng mình mà còn có tinh thần giúp đỡ cho các hộ nghèo trong vùng, nhất là những hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo là các gia đình chính sách. Hàng năm, đến mùa vụ sản xuất gia đình ông lại xuất tiền để mua vật tư, phân bón hỗ trợ những hộ nghèo thiếu điều kiện thâm canh các vườn cây; sau khi thu hoạch thì bà con bán sản phẩm và trả lại vốn. Trong hai năm 2010-2011, ông Thắng còn hỗ trợ 60 triệu đồng xây dựng và sửa chữa được 4 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình cựu chiến binh có cuộc sống khó khăn./.
Từ hai bàn tay trắng, nay bình quân mỗi năm gia đình ông có mức thu nhập hơn 1 tỷ đồng từ các loại nông sản hàng hóa như cao su, hồ tiêu, càphê..
Nguyện vọng của ông Thắng sẽ không dừng lại ở con số này mà còn vươn xa nữa trên cơ sở đầu tư mở rộng diện tích và thâm canh tăng cao năng suất các loại cây trồng và tiến tới chế biến nông sản xuất khẩu.
Ông Nguyễn Đức Thắng rời quân ngũ năm 2000, trở về quê Thái Bình. "Đất chật-người đông" nên kinh tế gia đình chậm phát triển và cái khổ cực hiển hiện trước mắt, ông Thắng quyết định cùng vợ con rời nơi chôn nhau cắt rốn và ra đi tìm nơi "đất lành-chim đậu." Đó là mảnh đất Chư Sê ở vùng Tây nguyên trù phú. Chính nơi đây, hơn 10 năm trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ông và gia đình đều vượt qua để có được như ngày hôm nay - một tỷ phú ở vùng sâu xa.
Khi mới đến Chư Sê, ông chỉ dành dụm đủ tiền để mua 2ha đất canh tác và dựng một cái nhà tạm ở góc vườn để ở. Do vốn ít, kinh nghiệm làm nông chưa nhiều nên gia đình ông chỉ biết trồng các loại cây truyền thống ngắn ngày như ngô, sắn...Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, qua vài ba vụ đầu sản xuất có sản phẩm đã giúp cho gia đình có cuộc sống ổn định và tích lũy được ít vốn, mộng làm giàu của ông Thắng cũng bắt đầu từ đây.
Ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua thêm đất mở rộng diện tích, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của bà con trong vùng rồi chuyển dần quỹ đất sang trồng các loại cây kinh tế. Từ chỗ chỉ có 2ha đất canh tác năm 2001 và nay gia đình ông đã có hơn 20ha phủ kín một màu xanh cao su, hồ tiêu, càphê... với tổng giá trị tài sản hiện có trên quỹ đất này lên tới vài chục tỷ đồng. Và với tài sản hiện có, bình quân mỗi năm có hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận.
Ông Thắng chia sẻ, năm 2003-2004, khi giá trị sản phẩm càphê sụt giảm mạnh trên thị trường thì nhiều người dân trong vùng đã bán cả vườn càphê để trở về quê cũ. Riêng gia đình ông vẫn kiên quyết bám trụ, không bán cũng không chuyển đổi sang các loại cây trồng khác mà tập trung chăm bón để chờ ngày hái quả.
Ông Nguyễn Đức Thắng không chỉ biết làm giàu cho riêng mình mà còn có tinh thần giúp đỡ cho các hộ nghèo trong vùng, nhất là những hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo là các gia đình chính sách. Hàng năm, đến mùa vụ sản xuất gia đình ông lại xuất tiền để mua vật tư, phân bón hỗ trợ những hộ nghèo thiếu điều kiện thâm canh các vườn cây; sau khi thu hoạch thì bà con bán sản phẩm và trả lại vốn. Trong hai năm 2010-2011, ông Thắng còn hỗ trợ 60 triệu đồng xây dựng và sửa chữa được 4 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình cựu chiến binh có cuộc sống khó khăn./.
Văn Thông (TTXVN)