Cựu bộ trưởng kinh tế Đức Rainer Bruederle đã bị một nữ phóng viên của tạp chí Stern cáo buộc buông lời gạ gẫm đầy khiếm nhã đối với cô tại quầy bar khách sạn, vụ việc khiến chính giới Đức nổi sóng. Nữ phóng viên 29 tuổi Laura Himmelreich, viết trên tờ báo tuần Stern rằng chính giá gia Rainer Bruederle của đảng Dân chủ tự do (FDP) đã liếc nhìn vào ngực cô và nói: “Cô cũng có thể căng đầy trong một chiếc áo dirndl” (dirndl là loại chiếc váy trễ cổ truyền thống dành cho phụ nữ của vùng Bavaria) hôi năm ngoái. Theo lời Himmerlreich, sau đó ông Bruederle nói với cô: “Các nhà chính trị luôn gục ngã trước các phóng viên.” Tiết lộ nói trên năm trong một bài báo đề cập tới chuyện nhiều quan chức thích “đùa cợt” đối với cánh phóng viên nữ. Trong khi đó, ông Bruederle (67 tuổi), từng nắm giữ chức cựu bộ trưởng kinh tế, đồng thời đang cạnh tranh chức chủ tịch FDP với đương kim bộ trưởng kinh tế gốc Việt Philipp Roesler. Bruederled đã từ chối bình luận về bài báo trên, song các quan chức hàng đầu của FDP đã lên tiếng bảo vệ chính trị gia này, cáo buộc phóng viên nói trên đã phạm vào một “điều cấm kỵ” khi tiết lộ những câu chuyện trong các cuộc rượu mang tính riêng tư. “Cách thức để thông báo về một việc diễn ra cách đó một năm thật hoàn toàn không công bằng,” Bộ trưởng Ngoại giao Guido Westerwelle cho hãng thông tấn DPA biết. “Rõ ràng và có cơ sở là bài báo này nói nhiều về phóng viên của Stern hơn là về ngài Bruederle,” đại diện FDP Rainer Stinner nói. Ngay cả đảng Dân chủ Xã hội đối lập cũng vào cuộc. “Nó cho thấy một cách lý giải kỳ quặc về một người tác nghiệp bằng cách trò chuyện với một chính trị gia tại một quầy bar khách sạn lúc nửa đêm,” đại biểu quốc hội Sebastian Edathy nói trên tờ Tageszeitung. Tuy nhiên, một số bài xã luận đã chỉ trích gay gắt cách cư xử lỗ mãng mà phụ nữ phải đối mặt trong công việc cũng như bức tường im lặng xung quanh vấn đề này, thậm chí ngay cả ở một đất nước mà chính trị gia có quyền lực nhất là một phụ nữ, đồng thời là đất nước được coi là “có đạo đức” hơn so với nước láng giềng Pháp. Cây bút Nina Bovensiepen của tờ Sueddeutsche Zeitung đã gọi vụ việc này là “mối quan hệ vô hại” nhưng cũng nói rằng nó đã đụng chạm đến một vấn đề nghiêm trọng. “Vấn đề này vẫn do đàn ông chiếm ưu thế,” cô viết. “Các cáo buộc về tình dục và vượt quá giới hạn rõ ràng là rất phổ biến ở đây.” Một biên tập viên có thâm niên của tạp chí Der Spiegel, Patricia Dreyer, nói rằng cô rất “biết ơn” phóng viên của Stern. “Các phóng viên nữ thường gặp phải những lời nhận xét ngu xuẩn, những sự quyến rũ ngớ ngẩn, bị hạn chế sự xuất hiện và gặp tai tiếng vì giới tính của mình giống như hàng triệu phụ nữ trong các lĩnh vực khác và đang phát ốm vì điều đó,” cô viết. Cô lưu ý rằng những cuộc “họp báo có cồn” bên lề các sự kiện chính trị là thường là nơi để các phóng viên tìm kiếm các tin tức hậu trường. Anja Maier của Tageszeitung cho biết thêm: “Sự ác ý chống lại Himmelreich, những lời dèm pha và khiếm nhã – đó là tất cả những dấu ấn rõ ràng cho thấy cô đã làm đúng: mở ra mặt tối của mối quan hệ giữa chính trị và truyền thông.”
Rainer Bruederle (trái) và bộ trưởng kinh tế gốc Việt Philipp Roesler tại đại hội đảng FDP (Nguồn: AFP)
Cuộc tranh luận này là một ví dụ điển hình về truyền thông mạng xã hội, khi các tài khoản Twitter ở Đức đã xuất hiện một cơn lũ những lời luận bàn về đề tài tình dục trong cuộc sống hàng ngày, cũng như vấn đề nữ quyền. Người phát ngôn của Thủ tướng Angela Merkel, Steffen Seibert đã từ chối bình luận về những cáo buộc chống lại Bruederle, nhưng ông nói rằng nền tảng pháp luật cnhững vụ việc như này cần phải rõ ràng. “Tất nhiên thủ tướng tin vào cách tiếp xúc chuyên nghiệp và có phép tắc trong chính trị cũng như giữa các chính trị gia với các phóng viên,” ông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ./.
S.N (Vietnam+)