Các chuyên gia về địa chấn học Nhật Bản cho biết trận động đất cường độ 7,3 độ Richter ngày 7/12 có quy mô năng lượng tương đương với trận động đất lớn Kobe năm 1995 làm 6.434 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng do chu kỳ dao động của trận động đất ngắn và tâm chấn nằm dưới đáy biển cách bán đảo Oshika 240 km về phía Bắc nên khả năng quy mô thiệt hại nhỏ hơn so với trận động đất Kobe.
Theo Giám đốc Viện Nghiên cứu cơ chế phòng chống thiên tai, Takehiko Yamamura, trận động đất lần này được xem là dư chấn xảy ra do dịch chuyển của đới đứt gãy chính còn sót lại sau trận động đất 9 độ Richter hồi tháng 3/2011.
Người dân tỉnh Miyagi cho biết “mức độ dao động theo phương nằm ngang kéo dài tới 1 phút” và tâm chấn nằm ngoài biển nên mức độ lan truyền năng lượng của trận động đất đã giảm đi đáng kể khi tới đất liền.
Trận động đất Kobe tuy thời gian dao động ngắn 13-14 giây nhưng lại giật mạnh theo chiều dọc nên chu kỳ dao động bị kéo dài tới 1-2 giây, vốn là yếu tố chính quyết định mức độ thiệt hại. Chu kỳ dao động dài như vậy được gọi với biệt danh là “tên sát thủ” vì nó dễ xảy ra những hư hại nặng nề đối với kết cấu các toà nhà do hiện tượng cộng hưởng sóng dao động.
[Động đất cường độ 7,3 độ Richter ở Đông Bắc Nhật]
Trong trận động đất, 87,8% số người chết đều là do bị đè trong đống đổ nát. Trái lại, trận động đất Đông Bắc hồi năm ngoái có chu kỳ ngắn chỉ 0,3-1 giây ít gây ra thiệt hại đối với các các công trình kiến trúc nhưng 92,4% số người thiệt mạng là do sóng thần.
Ông Yamamura lý giải: “Động đất cho dù là cùng cường độ động đất nhưng tuỳ vào cách lan tỏa của sóng rung chấn và cách chúng tác động đến kết cấu công trình mà quy mô thiệt hại hoàn toàn khác nhau.”
Theo chuyên gia địa chấn học này, trận động đất ngày 7/12 này có khả năng diễn ra với chu kỳ ngắn nên cũng vì thế mà nguy cơ ảnh hưởng đến công trình là không đáng kể do vậy cũng giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng con người./.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng do chu kỳ dao động của trận động đất ngắn và tâm chấn nằm dưới đáy biển cách bán đảo Oshika 240 km về phía Bắc nên khả năng quy mô thiệt hại nhỏ hơn so với trận động đất Kobe.
Theo Giám đốc Viện Nghiên cứu cơ chế phòng chống thiên tai, Takehiko Yamamura, trận động đất lần này được xem là dư chấn xảy ra do dịch chuyển của đới đứt gãy chính còn sót lại sau trận động đất 9 độ Richter hồi tháng 3/2011.
Người dân tỉnh Miyagi cho biết “mức độ dao động theo phương nằm ngang kéo dài tới 1 phút” và tâm chấn nằm ngoài biển nên mức độ lan truyền năng lượng của trận động đất đã giảm đi đáng kể khi tới đất liền.
Trận động đất Kobe tuy thời gian dao động ngắn 13-14 giây nhưng lại giật mạnh theo chiều dọc nên chu kỳ dao động bị kéo dài tới 1-2 giây, vốn là yếu tố chính quyết định mức độ thiệt hại. Chu kỳ dao động dài như vậy được gọi với biệt danh là “tên sát thủ” vì nó dễ xảy ra những hư hại nặng nề đối với kết cấu các toà nhà do hiện tượng cộng hưởng sóng dao động.
[Động đất cường độ 7,3 độ Richter ở Đông Bắc Nhật]
Trong trận động đất, 87,8% số người chết đều là do bị đè trong đống đổ nát. Trái lại, trận động đất Đông Bắc hồi năm ngoái có chu kỳ ngắn chỉ 0,3-1 giây ít gây ra thiệt hại đối với các các công trình kiến trúc nhưng 92,4% số người thiệt mạng là do sóng thần.
Ông Yamamura lý giải: “Động đất cho dù là cùng cường độ động đất nhưng tuỳ vào cách lan tỏa của sóng rung chấn và cách chúng tác động đến kết cấu công trình mà quy mô thiệt hại hoàn toàn khác nhau.”
Theo chuyên gia địa chấn học này, trận động đất ngày 7/12 này có khả năng diễn ra với chu kỳ ngắn nên cũng vì thế mà nguy cơ ảnh hưởng đến công trình là không đáng kể do vậy cũng giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng con người./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)