Cuốn “Hồi ký Ánh sáng đây rồi” là một tài liệu hiếm hoi viết về quá trình thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Qua cuốn hồi ký, đồng chí Nông Văn Lạc đã kể lại chân thực, sôi động những ngày cách mạng đến với quê hương Nguyên Bình, mang ánh sáng thoát khỏi lầm than cho người dân nơi đây. Bạn đọc như được sống lại trong những câu chuyện giản dị về tình đồng chí, về lòng trung thành của nhân dân…
Nông Văn Lạc - Cánh tay phải của Anh Văn
Nhắc đến Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, ai cũng biết đến công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ đầu tiên, nhưng không phải ai cũng biết đến đồng chí Nông Văn Lạc, người được anh Văn đánh giá là có nhiều công lao trong việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Trong hồi ký “Từ nhân dân mà ra”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại một kỷ niệm tại căn cứ địa Việt Bắc, khi phát triển cách mạng tại Nguyên Bình. Lần ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức kết nạp vào Đảng một số thanh niên trung kiên ở địa phương.
“Khi ấy chúng tôi nói rõ ý muốn giới thiệu đồng chí Lạc vào Đảng, thì đồng chí Lạc thay đổi hẳn nét mặt. Trong buổi lễ kết nạp giữa khu rừng hoang vắng, ở một gốc cây cổ thụ, nước mắt đồng chí Lạc cứ trào ra. Vừa xong buổi kết nạp, đồng chí Lạc phá chạy xuống khe núi, nhặt hai ống nứa, múa tít một hồi như người đang múa võ.”
Đồng chí Lạc được kể lại trong kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đồng chí Nông Văn Lạc-người mà trong kỷ yếu của Viện Lịch sử Quân sự có ghi: “Nông Văn Lạc-người được coi là cánh tay phải của đồng chí Văn (đại tướng Võ Nguyên Giáp) trong việc tổ chức, thành lập Đội Việt nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Nhà của đồng chí Lạc chính là nơi địch chiếm dụng để làm đồn Phai Khắt”.
Để ghi lại những ngày tháng đi theo cách mạng, làm cách mạng dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Nông Văn Lạc đã xuất bản cuốn “Hồi ký Ánh sáng đây rồi”.
Trong cuốn hồi ký của mình, đồng chí Nông Văn Lạc có kể lại câu chuyện khi thắc mắc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì lý do không được chọn kết nạp vào Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Đại tướng đã trả lời: “Các đồng chí không được tuyển vì nhiệm vụ quan trọng ở lại hậu phương. Điều ấy quan trọng lắm. Nếu ta đánh xong đồn Phai Khắt, đội Quân giải phóng mở rộng hoạt động những nơi khác, ở địa phương, đồng chí phải nắm cơ sở, giữ vững phong trào, thúc đẩy tinh thần đấu tranh cách mạng quần chúng lên một bước cao hơn nữa. Vị trí, địa bàn này rất quan trọng, đồng chí phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn…”
Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, như thấu hiểu được sự trăn trở, nỗi buồn của người chiến sĩ có nhiều công lao đóng góp nhưng lại không được kết nạp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp gỡ riêng dặn dò thêm rằng: “Nhiệm vụ ở lại nằng nề lắm, tôi sẽ nhận Lạc làm đội viên ‘danh dự’.”
Ánh sáng cách mạng đây rồi
“Hồi ký Ánh sáng đây rồi” của đồng chí Nông Văn Lạc đã thuật lại từng bước phát triển đầu tiên của cách mạng tại Nguyên Bình-nơi đã ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tại núi rừng Nguyên Bình, đội quân cách mạng đã có những chiến công đầu tiên: chiến thắng Phai Khắt-Nà Ngần.
Trong lời giới thiệu của cuốn “Hồi ký Ánh sáng đây rồi”, nhà văn Tô Hoài đã viết: “Trong ‘Hồi ký Ánh Sáng đây rồi’ của Nông Văn Lạc, tư tưởng của người viết, thước đo tư tưởng của ngòi bút, được biểu hiện trước sau như một, là lòng tin tuyệt đối đường lối của Đảng lãnh đạo. Niềm tin yêu ấy ranh rõ, in đậm trong bất cứ một công tác, một ý nghĩa nào. Niềm tin yêu là ánh sáng tỏa đến chân tơ kẽ tóc cuộc sống và tình cảm. Một tin yêu có lý lẽ, có nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa thành chân lý soi đường cho anh.”
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình, Cao Bằng). Trong cuốn hồi ký của mình, đồng chí Nông Văn Lạc đã miêu tả lại buổi lễ thành lập thật trang nghiêm và đầy tự hào.
“Người cao, thấp, khác nhau. Quần áo đủ màu. Súng nhiều loại, có khẩu súng máy nhỏ mới toanh, đồng chí Hoàng Sâm được cầm.
Nghe tiếng hô chào cờ mấy chục cặp mắt nhìn theo lá cờ từ từ kéo lên. Ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đồng chí đại biểu liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng, ban khu, ban châu, tổng, xã tiếng vỗ tay lại náo nhiệt. Đồng chí Văn đứng ra tuyên bố và đọc chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của đoàn thể.
Lời thề danh dự của hơn ba mươi đồng chí vang lên khắp khu rừng. Nét mặt người nào cũng phấn khởi, tin tưởng, tự hào. Những con người đầu tiên được đoàn thể chọn và ủy thác nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang. Thể hiện trên những lời thề, hòa với lời các đại biểu đoàn thể đại phương, hứa hẹn và chúc đội võ trang tuyên truyền ngày càng lớn mạnh, và đoạt những chiến thắng chào mừng năm mới sắp tới... Mảnh đất trong khu rừng từ chiều hôm nay được ghi vào lịch sử cách mạng.”
Đã 67 năm kể từ ngày 22/12/1944, nhưng đọc “Hồi ký Ánh sáng đây rồi” ta vẫn thấy như được sống lại những ngày tháng kháng chiến gian khổ nhưng chói lọi chiến công. Đa số những chiến sĩ cách mạng ngày ấy đã thành người thiên cổ, nhưng họ như sống mãi trong “Hồi ký Ánh sáng đây rồi” và trong từng trang sử của dân tộc Việt Nam./.
Qua cuốn hồi ký, đồng chí Nông Văn Lạc đã kể lại chân thực, sôi động những ngày cách mạng đến với quê hương Nguyên Bình, mang ánh sáng thoát khỏi lầm than cho người dân nơi đây. Bạn đọc như được sống lại trong những câu chuyện giản dị về tình đồng chí, về lòng trung thành của nhân dân…
Nông Văn Lạc - Cánh tay phải của Anh Văn
Nhắc đến Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, ai cũng biết đến công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ đầu tiên, nhưng không phải ai cũng biết đến đồng chí Nông Văn Lạc, người được anh Văn đánh giá là có nhiều công lao trong việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Trong hồi ký “Từ nhân dân mà ra”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại một kỷ niệm tại căn cứ địa Việt Bắc, khi phát triển cách mạng tại Nguyên Bình. Lần ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức kết nạp vào Đảng một số thanh niên trung kiên ở địa phương.
“Khi ấy chúng tôi nói rõ ý muốn giới thiệu đồng chí Lạc vào Đảng, thì đồng chí Lạc thay đổi hẳn nét mặt. Trong buổi lễ kết nạp giữa khu rừng hoang vắng, ở một gốc cây cổ thụ, nước mắt đồng chí Lạc cứ trào ra. Vừa xong buổi kết nạp, đồng chí Lạc phá chạy xuống khe núi, nhặt hai ống nứa, múa tít một hồi như người đang múa võ.”
Đồng chí Lạc được kể lại trong kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đồng chí Nông Văn Lạc-người mà trong kỷ yếu của Viện Lịch sử Quân sự có ghi: “Nông Văn Lạc-người được coi là cánh tay phải của đồng chí Văn (đại tướng Võ Nguyên Giáp) trong việc tổ chức, thành lập Đội Việt nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Nhà của đồng chí Lạc chính là nơi địch chiếm dụng để làm đồn Phai Khắt”.
Để ghi lại những ngày tháng đi theo cách mạng, làm cách mạng dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Nông Văn Lạc đã xuất bản cuốn “Hồi ký Ánh sáng đây rồi”.
Trong cuốn hồi ký của mình, đồng chí Nông Văn Lạc có kể lại câu chuyện khi thắc mắc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì lý do không được chọn kết nạp vào Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Đại tướng đã trả lời: “Các đồng chí không được tuyển vì nhiệm vụ quan trọng ở lại hậu phương. Điều ấy quan trọng lắm. Nếu ta đánh xong đồn Phai Khắt, đội Quân giải phóng mở rộng hoạt động những nơi khác, ở địa phương, đồng chí phải nắm cơ sở, giữ vững phong trào, thúc đẩy tinh thần đấu tranh cách mạng quần chúng lên một bước cao hơn nữa. Vị trí, địa bàn này rất quan trọng, đồng chí phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn…”
Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, như thấu hiểu được sự trăn trở, nỗi buồn của người chiến sĩ có nhiều công lao đóng góp nhưng lại không được kết nạp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp gỡ riêng dặn dò thêm rằng: “Nhiệm vụ ở lại nằng nề lắm, tôi sẽ nhận Lạc làm đội viên ‘danh dự’.”
Ánh sáng cách mạng đây rồi
“Hồi ký Ánh sáng đây rồi” của đồng chí Nông Văn Lạc đã thuật lại từng bước phát triển đầu tiên của cách mạng tại Nguyên Bình-nơi đã ra đời Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tại núi rừng Nguyên Bình, đội quân cách mạng đã có những chiến công đầu tiên: chiến thắng Phai Khắt-Nà Ngần.
Trong lời giới thiệu của cuốn “Hồi ký Ánh sáng đây rồi”, nhà văn Tô Hoài đã viết: “Trong ‘Hồi ký Ánh Sáng đây rồi’ của Nông Văn Lạc, tư tưởng của người viết, thước đo tư tưởng của ngòi bút, được biểu hiện trước sau như một, là lòng tin tuyệt đối đường lối của Đảng lãnh đạo. Niềm tin yêu ấy ranh rõ, in đậm trong bất cứ một công tác, một ý nghĩa nào. Niềm tin yêu là ánh sáng tỏa đến chân tơ kẽ tóc cuộc sống và tình cảm. Một tin yêu có lý lẽ, có nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa thành chân lý soi đường cho anh.”
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình, Cao Bằng). Trong cuốn hồi ký của mình, đồng chí Nông Văn Lạc đã miêu tả lại buổi lễ thành lập thật trang nghiêm và đầy tự hào.
“Người cao, thấp, khác nhau. Quần áo đủ màu. Súng nhiều loại, có khẩu súng máy nhỏ mới toanh, đồng chí Hoàng Sâm được cầm.
Nghe tiếng hô chào cờ mấy chục cặp mắt nhìn theo lá cờ từ từ kéo lên. Ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đồng chí đại biểu liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng, ban khu, ban châu, tổng, xã tiếng vỗ tay lại náo nhiệt. Đồng chí Văn đứng ra tuyên bố và đọc chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của đoàn thể.
Lời thề danh dự của hơn ba mươi đồng chí vang lên khắp khu rừng. Nét mặt người nào cũng phấn khởi, tin tưởng, tự hào. Những con người đầu tiên được đoàn thể chọn và ủy thác nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang. Thể hiện trên những lời thề, hòa với lời các đại biểu đoàn thể đại phương, hứa hẹn và chúc đội võ trang tuyên truyền ngày càng lớn mạnh, và đoạt những chiến thắng chào mừng năm mới sắp tới... Mảnh đất trong khu rừng từ chiều hôm nay được ghi vào lịch sử cách mạng.”
Đã 67 năm kể từ ngày 22/12/1944, nhưng đọc “Hồi ký Ánh sáng đây rồi” ta vẫn thấy như được sống lại những ngày tháng kháng chiến gian khổ nhưng chói lọi chiến công. Đa số những chiến sĩ cách mạng ngày ấy đã thành người thiên cổ, nhưng họ như sống mãi trong “Hồi ký Ánh sáng đây rồi” và trong từng trang sử của dân tộc Việt Nam./.
Hồng Kiều (Vietnam+)