Gần một năm đã trôi qua kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản. Vào cuối tháng trước, tôi có dịp đến thăm nhà máy may Canyon Works Inc. ở tỉnh Gunma, miền Trung Nhật Bản. Tại đây, tôi đã có dịp gặp lại 4 trong số 14 tu nghiệp sinh Việt Nam - những người đã từng được mệnh danh là “những chú lính chì dũng cảm Việt Nam ở xứ Phù Tang.” Trái với tâm trạng đầy xúc động khi đọc bức tâm thư của các tu nghiệp sinh này gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản vào tháng 3 năm ngoái, gặp lại họ, tôi cảm thấy vui mừng. Sau cú sốc 11/3, họ vẫn giữ được sự lạc quan, trẻ trung và nhất là niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng. Hồi tưởng Tôi còn nhớ sau “thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại” của Nhật Bản và các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I, nhiều người nước ngoài đã tìm mọi cách để rời Nhật Bản hoặc di chuyển tới các khu vực khác an toàn hơn để lánh nạn. Các thông tin này đã khiến gia đình và người thân của 14 tu nghiệp sinh Việt Nam ở tỉnh Fukushima, trong đó 6 người làm việc tại Canyon Works Inc. và 8 người khác tại nhà máy may Daiei Hosei, lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Nhiều gia đình đã thúc giục con em của mình về nước. Mặc dù vậy, các tu nghiệp sinh này vẫn quyết tâm bám trụ ở Nhật Bản để giúp đỡ người dân “đất nước mặt trời mọc” khắc phục thảm họa và tái thiết đất nước. Để thể hiện rõ quyết tâm đó, họ đã viết một bức tâm thư đầy xúc động gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Bức thư đề ngày 19/3/2011 này có đoạn: “Chúng em là những thực tập sinh đang làm việc tại tỉnh Fukushima. Khi động đất và sóng thần xảy ra, nhà cửa và công ty chỗ chúng em đang làm đều hư hại nặng. Trong hoàn cảnh hỗn loạn đó, công ty đã đưa chúng em đi lánh nạn hết nơi này đến nơi khác…. Hiện nay, tất cả chúng em đều an toàn, khỏe mạnh và được công ty bố trí chỗ ở nên tinh thần của chúng em đã ổn định…. Sự động viên tinh thần cũng như sự giúp đỡ của công ty trong thời gian qua đã khiến chúng em vô cùng cảm động.” Trong lá thư trên, các tu nghiệp sinh Việt Nam cũng khẳng định: “Chúng em thấy rằng trong lúc khó khăn như thế này, cần phải chung sức nỗ lực làm việc giúp đỡ công ty gây dựng lại, cùng đất nước Nhật Bản vượt qua khó khăn, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam và Nhật Bản nên chúng em đã quyết định tiếp tục ở lại làm việc.”
Cuộc sống mới Lý giải với tôi về quyết định dũng cảm của mình vào thời điểm đó, bạn Nguyễn Thị Bé Hai, quê ở Trảng Bàng, Tây Ninh, nói: “Sau khi thảm họa xảy ra, ông chủ đưa tụi em đi lánh nạn ở nhiều nơi. Ông chủ đã giúp đỡ cho chúng em rất nhiều, che chở cho tụi em khi gặp nguy hiểm. Chúng em cảm thấy rất cảm động. Sau đó, ông chủ bố trí chỗ ở mới cho chúng em nên không có gì phải lo lắng nữa. Em thấy công việc thì cũng đã có rồi nên em muốn ở lại để làm việc giúp đỡ ông chủ.” Theo bạn Hai, sau động đất, các tu nghiệp sinh Việt Nam bị mất hết đồ đạc và tài sản. Các bạn bè Nhật Bản đã cung cấp cho họ các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như quần áo và chăn mền. Về cuộc sống hiện tại, bạn Hai cho biết cuộc sống của họ đã trở lại bình thường, công việc đã nhiều trở lại, thu nhập ổn định và không có gì phải lo lắng. Cũng giống như Hai, bạn Lý Ngọc Châu, quê ở Đồng Nai, tâm sự: “Sau trận động đất, tụi em cũng rất bàng hoàng. Ông chủ đã bao bọc bọn em, đưa chúng em lên tỉnh Gunma, bố trí chỗ ở và việc làm mới cho chúng em. Lúc đó, chúng em đã cố gắng động viên nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn. Công việc hiện nay của tụi em đã dần ổn định. Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ cho chúng em một số tiền để ổn định cuộc sống.” “Thảm họa năm ngoái đã giúp chúng em trưởng thành hơn và có đủ tự tin để vượt qua những khó khăn trong tương lai,” bạn Châu nói. Trong khi đó, bạn Thân Thị Lệ Chi, quê ở Trảng Bàng, Tây Ninh, chia sẻ sau động đất, công việc của các tu nghiệp sinh ít hơn so với trước đó. Điều kiện sinh hoạt cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, các bạn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía công ty và bạn bè Nhật. Sau đó, cuộc sống của họ đã dần trở lại bình thường. Công việc đã dần ổn định trở lại. Về kế hoạch cho tương lai, bạn Chi cho biết sau khi về nước, Chi sẽ dùng một phần số tiền tích cóp được trong ba năm làm việc tại Nhật Bản để đi học thêm và sau đó về phụ giúp mẹ bán thuốc. Trong khi đó, bạn Châu lại muốn mở một xưởng may nhỏ và bạn Hai lại muốn phụ giúp mẹ ở cửa hàng ăn uống. Riêng bạn Trần Thị Thu Thủy, quê ở Tây Ninh, nói: “Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc trong thời gian còn lại ở Nhật Bản và nỗ lực học hỏi về chuyên môn và tiếng Nhật. Khi trở lại Việt Nam, em sẽ xin vào làm việc tại một xưởng may nào đó như nhà máy may của Canyon Works Inc. ở Việt Nam để phụ giúp gia đình.” Canyon Works Inc. và Daiei Hosei đều cùng thuộc một chủ sở hữu và đều bị tàn phá nặng nề sau trận động đất có cường độ lên tới 9 độ Richter vào năm ngoái. Sau động đất, ông Masao Hangai, Chủ tịch Canyon Works Inc., đã quyết định chuyển các tu nghiệp sinh Việt Nam về phân xưởng nhỏ hơn ở tỉnh Gunma để khôi phục sản xuất. Hồi tưởng lại những ngày khó khăn đó, ông Hangai nói: “Sau trận động đất, chúng tôi đã đưa tu nghiệp sinh đến nơi lánh nạn an toàn, trấn an cho họ và tìm hiểu về các tâm tư, nguyện vọng của họ. Sau đó một thời gian, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và chính quyền tỉnh nên hoạt động sản xuất đã dần dần ổn định.” Về tình hình kinh doanh hiện nay, ông Hangai tâm sự: “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện là thiếu nhân lực vì cũng đã bắt đầu nhận được nhiều đơn đặt hàng.”
Cuộc sống mới Lý giải với tôi về quyết định dũng cảm của mình vào thời điểm đó, bạn Nguyễn Thị Bé Hai, quê ở Trảng Bàng, Tây Ninh, nói: “Sau khi thảm họa xảy ra, ông chủ đưa tụi em đi lánh nạn ở nhiều nơi. Ông chủ đã giúp đỡ cho chúng em rất nhiều, che chở cho tụi em khi gặp nguy hiểm. Chúng em cảm thấy rất cảm động. Sau đó, ông chủ bố trí chỗ ở mới cho chúng em nên không có gì phải lo lắng nữa. Em thấy công việc thì cũng đã có rồi nên em muốn ở lại để làm việc giúp đỡ ông chủ.” Theo bạn Hai, sau động đất, các tu nghiệp sinh Việt Nam bị mất hết đồ đạc và tài sản. Các bạn bè Nhật Bản đã cung cấp cho họ các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như quần áo và chăn mền. Về cuộc sống hiện tại, bạn Hai cho biết cuộc sống của họ đã trở lại bình thường, công việc đã nhiều trở lại, thu nhập ổn định và không có gì phải lo lắng. Cũng giống như Hai, bạn Lý Ngọc Châu, quê ở Đồng Nai, tâm sự: “Sau trận động đất, tụi em cũng rất bàng hoàng. Ông chủ đã bao bọc bọn em, đưa chúng em lên tỉnh Gunma, bố trí chỗ ở và việc làm mới cho chúng em. Lúc đó, chúng em đã cố gắng động viên nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn. Công việc hiện nay của tụi em đã dần ổn định. Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ cho chúng em một số tiền để ổn định cuộc sống.” “Thảm họa năm ngoái đã giúp chúng em trưởng thành hơn và có đủ tự tin để vượt qua những khó khăn trong tương lai,” bạn Châu nói. Trong khi đó, bạn Thân Thị Lệ Chi, quê ở Trảng Bàng, Tây Ninh, chia sẻ sau động đất, công việc của các tu nghiệp sinh ít hơn so với trước đó. Điều kiện sinh hoạt cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, các bạn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía công ty và bạn bè Nhật. Sau đó, cuộc sống của họ đã dần trở lại bình thường. Công việc đã dần ổn định trở lại. Về kế hoạch cho tương lai, bạn Chi cho biết sau khi về nước, Chi sẽ dùng một phần số tiền tích cóp được trong ba năm làm việc tại Nhật Bản để đi học thêm và sau đó về phụ giúp mẹ bán thuốc. Trong khi đó, bạn Châu lại muốn mở một xưởng may nhỏ và bạn Hai lại muốn phụ giúp mẹ ở cửa hàng ăn uống. Riêng bạn Trần Thị Thu Thủy, quê ở Tây Ninh, nói: “Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc trong thời gian còn lại ở Nhật Bản và nỗ lực học hỏi về chuyên môn và tiếng Nhật. Khi trở lại Việt Nam, em sẽ xin vào làm việc tại một xưởng may nào đó như nhà máy may của Canyon Works Inc. ở Việt Nam để phụ giúp gia đình.” Canyon Works Inc. và Daiei Hosei đều cùng thuộc một chủ sở hữu và đều bị tàn phá nặng nề sau trận động đất có cường độ lên tới 9 độ Richter vào năm ngoái. Sau động đất, ông Masao Hangai, Chủ tịch Canyon Works Inc., đã quyết định chuyển các tu nghiệp sinh Việt Nam về phân xưởng nhỏ hơn ở tỉnh Gunma để khôi phục sản xuất. Hồi tưởng lại những ngày khó khăn đó, ông Hangai nói: “Sau trận động đất, chúng tôi đã đưa tu nghiệp sinh đến nơi lánh nạn an toàn, trấn an cho họ và tìm hiểu về các tâm tư, nguyện vọng của họ. Sau đó một thời gian, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và chính quyền tỉnh nên hoạt động sản xuất đã dần dần ổn định.” Về tình hình kinh doanh hiện nay, ông Hangai tâm sự: “Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện là thiếu nhân lực vì cũng đã bắt đầu nhận được nhiều đơn đặt hàng.”
Ông Hangai có ấn tượng tốt với các công nhân Việt Nam (Ảnh: Thanh Tùng)
Nhận xét về các tu nghiệp sinh Việt Nam, ông Hangai nói: “Các bạn tu nghiệp sinh Việt Nam rất ngoan, chăm chỉ và đã đóng góp nhiều cho nhà máy. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận các tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc ở đây.” Và dường như, chính những ấn tượng tốt đẹp với các tu nghiệp sinh Việt Nam đã khiến ông Hangai và gia đình quyết định đầu tư vào Việt Nam. Họ đã thành lập công ty Mountain Dax Vietnam Co. Ltd. ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên về sản xuất các sản phẩm may mặc. Ông Hangai đã tuyển dụng hai tu nghiệp sinh từng làm việc cho Canyon Works Inc. ở Nhật Bản để giữ vai trò trưởng nhóm ở công ty này. Trong khi đó, anh Junichi Kawajiri, Giám đốc chương trình đào tạo tu nghiệp sinh của Toko Network - một tổ chức chuyên tiếp nhận các tu nghiệp sinh Việt Nam, nói: “Sau trận động đất, các bạn Việt Nam rất sợ hãi và lo lắng. Tuy nhiên, sau đó, nhà máy - nơi các bạn làm việc - đã đưa họ tới nơi lánh nạn an toàn và cùng với những người hàng xóm giúp đỡ họ về thực phẩm, quần áo và trấn an họ. Chúng tôi rất vui mừng khi các tu nghiệp sinh Việt Nam đã không bỏ về nước trong điều kiện như vậy và đã ở lại để cùng chúng tôi khắc phục khó khăn.” Theo anh Kawajiri, sau động đất, với tư cách là hiệp hội quản lý tu nghiệp sinh, Toko Network đã bàn bạc với các công ty tiếp nhận để nỗ lực ổn định đời sống cho các tu nghiệp sinh bằng cách liên lạc với Đại sứ quán, giúp họ liên lạc với gia đình và cung cấp cho họ những nhu yếu phẩm trong cuộc sống. Anh Kawajiri cũng cho biết nhà máy, nơi các tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc, đánh giá cao tay nghề của họ và mong muốn họ tiếp tục công việc hiện nay./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)